Uống trà, tắm gội và phong tục đón giao thừa khác lạ dịp Tết Âm

0
13
Uong tra, tam goi va phong tuc don giao thua khac la dip Tet Am hinh anh 1

Trong đêm giao thừa, người Mông Cổ sẽ cùng nhau uống trà, ăn bánh, người Hàn Quốc có tục lệ tắm gội sạch sẽ và mặc hanbok, thực hiện nghi lễ cúng tổ tiên một cách trang trọng.

Uong tra, tam goi va phong tuc don giao thua khac la dip Tet Am hinh anh 1
Trung Quốc: Tết Nguyên đán là ngày lễ quan trọng nhất đối với người Trung Hoa. Nếu người Việt Nam chỉ làm mâm cúng tổ tiên vào đêm giao thừa thì tại Trung Quốc, các thành viên trong gia đình sẽ đoàn tụ và cùng nhau ăn bữa cơm chào đón năm mới. Bữa cơm giao thừa được cho là rất quan trọng bởi điều đó thể hiện sự hạnh phúc của gia đình. Ảnh: Cambridge News.
Uong tra, tam goi va phong tuc don giao thua khac la dip Tet Am hinh anh 2
Đón năm mới theo tiếng Hán được gọi là “guo nian”. Ngoài nghĩa là “năm”, từ “nian” còn dùng để gọi tên một con quái vật đáng sợ màu đỏ, chuyên đi quấy phá dân làng. Màu đỏ tượng trưng cho mong muốn một năm mới an lành nên rất được ưa chuộng trong dịp này. Ảnh: ImgCop.
Uong tra, tam goi va phong tuc don giao thua khac la dip Tet Am hinh anh 3
Hàn Quốc: Thường gọi Tết Nguyên đán là Seollal, người Hàn Quốc quan niệm ngày lễ này là dịp xua đuổi những linh hồn xấu xa, điều xui xẻo và chào đón sự tốt lành. Seollal bắt đầu từ ngày 1/1 Âm lịch và thường kéo dài trong 3 ngày. Ảnh: Sunburstkorea.
Uong tra, tam goi va phong tuc don giao thua khac la dip Tet Am hinh anh 4
Khá giống ở Việt Nam, trong dịp nghỉ Tết, hầu hết doanh nghiệp ở đây sẽ đóng cửa để người dân trở về thăm quê hương, quây quần bên gia đình. Tuy nhiên, điểm khác biệt chính là vào đêm giao thừa, mọi người đều tắm gội sạch sẽ, sau đó mặc hanbok và tiến hành lễ cúng tổ tiên. Ảnh: Trazy Travel Blog.
Uong tra, tam goi va phong tuc don giao thua khac la dip Tet Am hinh anh 5
Mông Cổ: Người Mông Cổ gọi Tết Nguyên đán là Tsagaan Sar, có nghĩa là Tết Trăng Trắng. Đây là một trong hai dịp lễ lớn nhất trong năm ở Mông Cổ, mang ý nghĩa báo hiệu mùa đông kết thúc và để thắt chặt mối quan hệ trong gia đình. Ảnh: Horseback Mongolia.
Uong tra, tam goi va phong tuc don giao thua khac la dip Tet Am hinh anh 6
Trong 3 ngày Tết, người Mông Cổ sẽ luôn mặc trang phục dân tộc, tụ họp tại nhà của người già nhất trong vùng trò truyện, vui đùa và thưởng thức món ăn truyền thống. Ngoài ra, mọi người cũng sẽ bắt đầu các nghi lễ uống trà đặc biệt vào đêm giao thừa theo tục lệ từ xa xưa. Ảnh: Find Images.
Uong tra, tam goi va phong tuc don giao thua khac la dip Tet Am hinh anh 7
Singapore: Ở Singapore, trong suốt nửa tháng Âm lịch đầu tiên của năm, nơi đây thường diễn ra chuỗi các hoạt động chào đón mùa xuân hoành tráng, vui tươi và nhiều màu sắc, bao gồm lễ hội Hoa đăng, Singapore River Hongbao và Chingay. Ảnh: Knight Frank.
Uong tra, tam goi va phong tuc don giao thua khac la dip Tet Am hinh anh 8
Nếu ở Việt Nam, thời điểm giao thừa là lúc tất cả mọi người không đi ra ngoài thì người Singapore sẽ hòa mình vào những lễ hội đầy màu sắc, sau đó mới về nhà để sum họp, ăn bữa cơm năm mới. Ngoài ra, vào dịp lễ tết, người Singapore thường ăn bánh trôi tàu với ý nghĩa đoàn viên. Cũng giống ở Việt Nam, người thân sẽ mừng tuổi bằng chiếc lì xì màu đỏ và gửi gắm lời cầu chúc may mắn cho nhau. Ảnh: Richardlim.photography.
Lạc tới ‘thiên đường tuyết trắng’ đẹp nhất Trung Quốc Nổi tiếng với những ngôi nhà gỗ phủ tuyết dày đẹp tựa cổ tích, ngôi làng tuyết Tuyết Hương là điểm đến ăn khách nhất nhì Hắc Long Giang, vùng đất đông bắc lạnh giá của Trung Quốc.

Nguồn: News.zing.vn