Tiếng đàn rùng rợn giữa cồn cát ở Kazakhstan

0
11
Đụn cát biết hát ở Kazakhstan. Ảnh: Nationalpost.

Khi du khách trượt từ trên đỉnh cồn cát xuống, các âm thanh như tiếng đàn organ sẽ liên tục phát ra từ phía dưới.

Vào một ngày của tháng 9/2015, gia đình du khách gồm bốn người: Alice, Peter, Rostislav và Yunona Bukasova đi trượt cát ở vườn quốc gia Altyn Emel, Kazakhstan. 

Đụn cát biết hát ở Kazakhstan. Ảnh: Nationalpost.

Đụn cát “biết hát” ở Kazakhstan. Ảnh: Nationalpost.

Khi đang trượt xuống, cả gia đình đã rất ngạc nhiên vì âm thanh kỳ lạ mà họ nghe được. Đó là âm thanh nghe giống như tiếng đàn organ (có người cho rằng nó nghe giống tiếng đàn cello hơn) phát ra từ cát. Và chỉ khi có người trượt từ trên cao xuống, âm thanh kỳ lạ này mới xuất hiện, theo National Post.

Tiếng đàn rùng rợn giữa cồn cát ở Kazakhstan
 
 

Tiếng đàn rùng rợn giữa cồn cát ở Kazakhstan

Cồn cát biết hát ở Kazakhstan. Nguồn: Youtube. 

Khi video được đăng tải trên YouTube, nhiều du khách đã biết đến cồn cát này hơn và nó trở thành nét hấp dẫn chính của khu vực. Mọi người gọi đó là cồn cát “biết hát” ở Kazakhstan. Khu vực này thuộc đảo Prince Edward, cách thủ đô Almaty 350 km. Đụn cát mà gia đình Bukasova trượt từ trên đỉnh xuống có độ cao khoảng 150 m, trải dài 3 km. 

Tuy nhiên, vườn quốc gia Altyn Emel không phải là nơi duy nhất có cồn cát “biết hát”. Bạn có thể tìm thấy chúng ở Qatar, Nhật Bản, Ai Cập. Canada cũng có một số bãi biển tương tự. Các nhà khoa học ước tính có khoảng 35 cồn cát như thế trên thế giới.

Hiện tượng cồn cát phát ra âm thanh này đã khiến các nhà khoa học đau đầu suốt 100 năm qua. Tuy nhiên đến nay, vẫn chưa có đáp án chính thức cho hiện tượng bí ẩn này. Với nhiều du khách, âm thanh ám ảnh này khiến họ cảm giác có phần rùng rợn.

Cồn cát biết hát ở Qatar
 
 

Cồn cát biết hát ở Qatar

Cồn cát biết hát ở Qatar. Nguồn: Youtube. 

Có nhiều giả thuyết cho hiện tượng này. Simon Dagois-Bohoy, thành viên của nhóm các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Paris Diderot, Pháp, cho biết: “Khi có tác động bên ngoài như gió hay con người, động vật, những hạt cát chảy từ trên đỉnh xuống. Chúng trượt với tốc độ khác nhau, cọ xát tạo thành những âm thanh”.

Tuy nhiên, ý kiến này không khiến giáo sư Tom Patitsas từ Đại học Laurentian Ontario, Canada, bị thuyết phục. Theo ông, ma sát chỉ giải thích được một phần cho hiện tượng kỳ lạ này. 

Nguồn: Vnexpress.net