Thành phố bị mang tiếng không tồn tại

0
8
Cuối tháng 9/2019, thành phố sẽ dành ra ít chỗ hơn dành cho các bãi đỗ xe, tăng giá vé gửi xe nhằm khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng. Ảnh: Eltis.

Đức Nhiều người tin rằng, Elvis Presley và Kurt Cobain (hai ca sĩ nổi tiếng người Mỹ) vẫn chưa chết và đang sống ở Bielefeld.

Bạn có biết ai sống ở Bielefeld? Bạn từng đến Bielefeld chưa? Bạn có biết ai từng tới nơi này chưa? Nếu cả ba câu trả lời đều là “Chưa”, điều đó có nghĩa là thành phố này đã thành công trong việc chứng minh với bạn rằng nó không hề tồn tại.

Cuối tháng 9/2019, thành phố sẽ dành ra ít chỗ hơn dành cho các bãi đỗ xe, tăng giá vé gửi xe nhằm khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng. Ảnh: Eltis.

Cuối tháng 9/2019, thành phố sẽ dành ra ít chỗ hơn dành cho các bãi đỗ xe, tăng giá vé gửi xe nhằm khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng. Ảnh: Eltis.

Thực tế, Bielefeld là thành phố nằm ở phía tây bắc, vùng North Rhine-Westphalia. Nó xếp thứ 18 trong danh sách các thành phố lớn ở Đức, với điểm nhấn là một trường đại học và bệnh viện lớn, một lâu đài lịch sử và một nhà thờ mang phong cách truyền thống của người Đức. Tuy nhiên trong hơn 25 năm qua, thành phố trở thành một trò đùa được nhiều người Đức, khi liên tục bị phủ nhận là “không tồn tại”.

Mọi chuyện được bắt đầu từ năm 1994, khi sinh viên Achim Held viết lên Usenet (mạng cho người sử dụng hệ điều hành Unix) thông điệp: “Bielefeld? Làm gì tồn tại”. Tin nhắn của anh chàng bất ngờ trở thành một trò đùa lan truyền ở Đức và bùng nổ trong thời đại công nghệ thông tin. Mọi người bắt đầu hùa vào lời nói đùa này, và tuyên bố về việc Bielefeld không tồn tại, bất chấp đây là một thành phố với 330.000 dân và lịch sử 800 năm.

Achim Held giơ biển ủng hộ cuộc thi Bielefeld không tồn tại. Ảnh: BBC.

Achim Held giơ biển ủng hộ cuộc thi “Bielefeld không tồn tại”. Ảnh: Bielefeld marketing.

Nhiều người cho rằng nơi đây không giống các thành phố khác của đất nước vì không có điều gì đặc biệt, gợi nhớ. Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng nói về nơi đây, khi bà trò chuyện trong một buổi trao giải ở Berlin: “Nó tồn tại. Tôi nhớ là tôi đã ở nơi này rồi. Tôi hy vọng có thể đến đó lần nữa”.

Người dân tin vào một “thuyết âm mưu” khi cho rằng một tổ chức bí ẩn đang thao túng vấn đề tồn tại của Bielefeld. Tổ chức này cố gắng tung tin để mọi người cho rằng thành phố không tồn tại, nhằm mục đích bất chính. Có người tin đây là một trò đùa được các tổ chức tình báo nước ngoài tung ra. 

Tháng 8/2019, chính quyền thành phố ra thông báo trao giải thưởng trị giá một triệu euro cho bất kỳ ai chứng minh được điều trên. Hành động này nhằm xóa đi một quan niệm đã ăn sâu vào tâm trí người Đức suốt 25 năm.

Chính quyền Bielefeld cho biết mọi người có thể đưa ra mọi bằng chứng, hình ảnh về việc nơi đây không tồn tại. Nhưng họ tự tin có thể bác bỏ 99,99% các giả thuyết đó. Để cuộc thi công bằng, họ sẵn sàng nhờ các chuyên gia can thiệp và chỉ ra các bằng chứng về việc không tồn tại này.

Một thuyết âm mưu nổi tiếng được nhiều người biết đến là Elvis Presley và Kurt Cobain (hai ca sĩ nổi tiếng người Mỹ đã chết) thực ra vẫn đang sống ở Bielefeld.

Một “thuyết âm mưu” nổi tiếng được nhiều người biết đến là Elvis Presley và Kurt Cobain (hai ca sĩ nổi tiếng người Mỹ đã chết) thực ra vẫn đang sống ở Bielefeld. Ảnh: Atlasobscura.

Dù luôn bị “mang tiếng” là không có thật, người dân và chính quyền địa phương lại khá lạc quan về điều này. Năm 2014, thị trưởng thành phố khi đó là Pit Clausen hy vọng “trò đùa lớn nhất nước Đức” trở thành điểm nhấn, thu hút khách du lịch ghé thăm. Mọi người cũng coi đây là một cơ hội để quảng bá du lịch.

Trong lễ kỷ niệm 800 năm ngày thành lập Quỹ Bielefeld, ông nói: “Nói Bielefeld không có thật là một chủ đề rất hay để tranh luận. Nó cho tôi cơ hội nói về việc thành phố của chúng ta đẹp đẽ như thế nào, về những điều đang diễn ra và giúp cho mọi người tới đây”.

Anh Minh (Theo BBC)

Nguồn: Vnexpress.net