Nơi vua Thái thực hiện nghi lễ cuối cùng trước khi đăng quang

0
6
Nơi vua Thái thực hiện nghi lễ cuối cùng trước khi đăng quang

Trong chùa Phật Ngọc, bức tượng ngọc bích là thứ không ai được phép lại gần, ngoại trừ Vua Thái Lan.

Nơi vua Thái thực hiện nghi lễ cuối cùng trước khi đăng quang
 
 

Nơi vua Thái thực hiện nghi lễ cuối cùng trước khi đăng quang

Bên trong chùa Phật Ngọc ở thủ đô Bangkok. Video: YouTube.

Quốc vương Maha Vajiralongkorn ngày 3/5 tới chùa Phật Ngọc ở Bangkok để thực hiện các nghi lễ cuối cùng trước khi đăng quang. Đồng thời, ông thông báo sẽ ân xá cho một số tù nhân trong dịp này để “họ cơ hội trở thành công dân tốt”.

Nhiều du khách đã đặt câu hỏi, tại sao người trị vì Thái Lan tới chùa Phật Ngọc để thực hiện các nghi lễ cuối cùng trước khi đăng quang mà không phải là nơi khác?

Chùa Phật Ngọc là điểm du lịch tâm linh hút khách bậc nhất ở Thái Lan. Hầu như du khách đến Bangkok đều ghé thăm nơi này. Ảnh: Bangkok.

Chùa Phật Ngọc là điểm du lịch tâm linh hút khách bậc nhất ở Thái Lan. Hầu như du khách đến Bangkok đều ghé thăm nơi này. Ảnh: Bangkok.

Chùa Phật Ngọc (Wat Phra Kaew) ở thủ đô Bangkok được xem là ngôi chùa linh thiêng và quan trọng nhất với người dân Thái Lan. Chùa nằm ở trung tâm lịch sử Bangkok, quận Phra Nakhon, bên trong khuôn viên của Cung điện Hoàng gia.

Chùa thu hút du khách không chỉ bởi vẻ đẹp của các công trình kiến trúc xa hoa, lộng lẫy mà còn nhờ bức tượng Phật bằng ngọc bích. Bức tượng Phật ngọc này được đặt tại chính điện. Dù kích thước không quá lớn, đây là bức tượng Phật quan trọng nhất đối với người Thái. Nó được coi là vô cùng linh thiêng và tôn quý, đến mức không ai được phép lại gần ngoại trừ nhà Vua.

Tượng Phật Ngọc trong chùa - bức tượng vô cùng linh thiêng và được tôn kính của người dân Thái Lan. Ảnh: Grandpalace-bangkok.

Tượng Phật Ngọc trong chùa – bức tượng linh thiêng và được tôn kính của người dân Thái Lan. Ảnh: Grandpalace-bangkok.

Bức tượng này có lịch sử ly kỳ, với truyền thuyết cho rằng xuất xứ từ Ấn Độ. Sau đó, nó được vương quốc Campuchia tặng cho nhà vua của vương quốc Ayutthaya vào thế kỷ 15. Tượng biến mất khi Burma (tên cũ của đất nước Myanmar) đánh bại Ayutthaya. Một thế kỷ sau, tượng Phật ngọc xuất hiện ở Chiang Saen (Bắc Thái Lan), sau khi một trận mưa lớn đã xói mòn lớp đất bao quanh, để lộ ra tượng. Phật ngọc được đưa tới Chiang Rai, rồi Chiang Mai. Tại đây, tượng được hoàng tử Setatiratt đưa đến Luang Prabang, Lào.

Một thời gian sau đó, bức tượng được chuyến đến Viêng Chăn, Lào rồi đưa về cố đô Thonburi, Thái Lan. Năm 1784, tượng được đưa đến Bangkok và vua Rama I quyết định xây dựng chùa Phật Ngọc vào năm 1785. Công trình nằm cạnh Cung điện Hoàng gia và luôn có vị trí quan trọng bậc nhất trong các ngôi chùa nổi tiếng tại vương quốc. Thậm chí, chùa Phật Ngọc còn được người dân cung kính, coi như “chùa Hoàng gia”.

Chùa Phật Ngọc là một quần thể rộng lớn, hoành tráng với các công trình kiến trúc đồ sộ, xây dựng cầu kỳ, tinh xảo. Ảnh: Culture Trip.

Chùa Phật Ngọc là một quần thể rộng lớn, hoành tráng với các công trình kiến trúc đồ sộ, xây dựng cầu kỳ, tinh xảo. Ảnh: Culture Trip.

Hiện nay, bức tượng Phật ngọc này được đặt trên đỉnh của một bệ thờ mạ vàng, cao 11 m. Xung quanh tượng là các đồ trang trí rực rỡ và tinh xảo, các tượng Phật nhỏ hơn và tranh sơn tường kể lại toàn bộ sử thi Ramayana hoành tráng. Tượng Phật ngọc mỗi năm sẽ được thay pháp phục 3 lần: mùa hè, mùa mưa và mùa lạnh. Việc thay pháp phục này là một nghi thức quan trọng, chỉ Nhà vua mới được phép thực hiện, nhằm mang lại may mắn cho đất nước trong mỗi mùa. 

Một địa điểm mà du khách không thể bỏ qua khi tới thăm chùa là Cung điện Hoàng gia. Cung điện được xây dựng vào năm 1782, từng là nơi ở của Vua Thái, đặt tòa án Hoàng gia và trụ sở hành chính của chính phủ trong 150 năm. Nhiều du khách cho biết họ kinh ngạc với lối kiến trúc không chỉ đẹp mà còn phức tạp ở đây. Nơi đây còn là niềm tự hào về sự khéo tay, sáng tạo của người Thái. 

Anh Minh (theo Culture Trip, Bangkok)

Nguồn: Vnexpress.net