Nơi mỗi năm biên giới lại ‘biến mất’ một lần ở Mỹ

0
10
Narciso Martinez, một kỵ binh trong đoàn Mexico tới Columbus. Anh hóa trang thành tướng Pancho, tay cầm hộ chiếu để nhân viên tuần tra biên giới Mỹ kiểm tra. Ảnh: Albuquerque Journal.

Vào một ngày cố định trong năm, các kỵ sĩ Mexico sẽ phi ngựa vượt qua biên giới để vào Mỹ mà không cần xin visa.

Rạng sáng 9/3/1916, gần 500 binh sĩ Mexico dưới sự chỉ huy của tướng Pancho Villa đã đột kích vào thị trấn Columbus, bang New Mexico, Mỹ. Thị trấn này cách biên giới Mexico gần 5 km.

Để tưởng nhớ trận chiến này, người Mexico và người Mỹ ở hai bên biên giới đã chọn cách cùng nhau tổ chức một lễ hội mang tên Fiesta de la Amistad (Lễ hội Tình bạn). Trong ngày này, đường biên giới giữa hai nước dường như bị xóa nhòa. Không ai còn để ý đâu là người Mexico, đâu là người Mỹ. Giữa họ chỉ tồn tại tình anh em, bạn hữu.

Narciso Martinez, một kỵ binh trong đoàn Mexico tới Columbus. Anh hóa trang thành tướng Pancho, tay cầm hộ chiếu để nhân viên tuần tra biên giới Mỹ kiểm tra. Ảnh: Albuquerque Journal.

Narciso Martinez, một kỵ binh trong đoàn Mexico tới Mỹ. Anh hóa trang thành tướng Pancho, tay cầm hộ chiếu để nhân viên tuần tra biên giới Mỹ kiểm tra. Ảnh: Albuquerque Journal.

Lễ hội đầu tiên diễn ra vào năm 1966, do chính quyền hai bang Chihuahua (Mexico) và New Mexico (Mỹ) cùng tổ chức. Sau đó, sự kiện bị gián đoạn cho đến 33 năm sau và duy trì cho đến nay với tên gọi Lễ hội cưỡi ngựa giữa hai nước.

Khác với trận Columbus năm xưa, ngày nay hoạt động được người dân hai nước đón nhận với niềm vui và sự hứng khởi. “Đối với tôi, cuộc cưỡi ngựa này thể hiện tình bạn, tình anh em không chỉ giữa các kỵ sĩ, mà còn giữa hai quốc gia”, Alicia Gutierrez, một kỵ binh từng tham gia lễ hội, cho biết.

Vào ngày này, biên giới giữa hai nước dường như bị xóa nhòa, thứ duy nhất mà mọi người quan tâm lúc này là tình  bạn, tình anh em giữa hai đắt nước. Ảnh: Abqjournal.

Vào ngày này, biên giới giữa hai nước dường như bị xóa nhòa, thứ duy nhất mà mọi người quan tâm là tình bạn, tình anh em giữa hai đất nước. Ảnh: Abqjournal.

Năm 1999, hải quan Mỹ không cho phép ngựa Mexico đi qua biên giới. Do vậy, khi đi tới gần biên giới Mỹ, các kỵ sĩ sẽ xuống ngựa và đi dọc đường biên. Phía Mỹ sẽ chuẩn bị sẵn 90 con ngựa để những người bạn Mexico cưỡi và phi về phía quảng trường trung tâm của thị trấn Columbus.

Tại đây, các vị khách Mexico sẽ được chính quyền địa phương mời một bữa ăn và tham gia vào buổi tưởng niệm những người đã chết trong trận đánh ngày 9/3. Mọi người cùng tham gia vào bữa tiệc lớn, ca hát, khiêu vũ.

Nhiều tay đua mặc áo nịt, giày cao bồi và giày cao cổ, hóa trang thành các binh lính trong trận chiến Columbus. Nhân vật được hóa trang nhiều nhất là tướng Pancho Villa. 

Đến năm 2001, các kỵ sĩ Mexico không cần visa để vào Mỹ tham gia lễ hội này nữa. Thay vào đó, họ chỉ cần xin một giấy phép đặc biệt. Sau vụ tấn công khủng bố nước Mỹ ngày 11/9/2001, mọi thứ đã thay đổi. Hiện tại chỉ những người có giấy tờ phù hợp (nhưng được đơn giản hóa hơn so với thông thường) mới được phép đi qua biên giới Mỹ. Những con ngựa đến từ Mexico cũng được các thanh tra y tế Mỹ kiểm tra để đảm bảo chúng không có bệnh truyền nhiễm.

Năm nay, để kỷ niệm 20 năm liên tiếp diễn ra lễ hội, 375 kỵ sĩ ở hai đất nước đã tham gia. Lễ hội cũng đón khoảng 3.500 du khách từ Mỹ và Mexico. Các khách sạn quanh đây đã kín phòng. Sự kiện này cũng được nhiều người hưởng ứng vì đây là một trong những cơ hội hiếm hoi tăng thu nhập cho người dân khu vực.

Ngày nay, Columbus vẫn là một thị trấn hẻo lánh và yên bình với hơn 1.000 người sinh sống. Phần lớn người dân sinh sống ở đây là dân gốc Mexico, họ đến để thu hoạch ớt và hành tây suốt năm. Vào mùa đông, họ sẽ di cư tới các thành phố khác để kiếm việc làm.

Anh Minh (Theo BBC)

Nguồn: Vnexpress.net