Những điều thú vị về Greenland – nơi có 80% diện tích là băng

0
20
Sau Nam cực, Greenland là nơi sở hữu những tảng băng lớn nhất thế giới. Ảnh: Visit Greenland.

​Nằm ở vòng bắc cực, băng đảo lớn nhất thế giới Greenland có 2 tháng hoàn toàn không có màn đêm.

Greenland, lãnh thổ tự trị của Đan Mạch, là hòn đảo lớn nhất thế giới nằm trong vùng khí hậu Bắc cực. Khi nhắc tới vùng đất này, nhiều người nghĩ tới những dòng sông và dải băng khổng lồ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết, băng đảo Greenland sở hữu phong cảnh thiên nhiên ấn tượng và nền văn hóa Inuit lâu đời.

Phần lớn diện tích là băng

Greenland có diện tích 2,16 triệu km2 với 80% là băng. Phần còn lại không có băng bao phủ, diện tích xấp xỉ Thụy Điển. Với dân số hơn 56.000 người, đây là một trong những nơi có dân cư thưa thớt nhất trên thế giới.

Sau Nam cực, Greenland là nơi sở hữu những tảng băng lớn nhất thế giới. Ảnh: Visit Greenland.

Sau Nam Cực, Greenland là nơi sở hữu những tảng băng lớn nhất thế giới. Ảnh: Visit Greenland.

Từng là vùng đất xanh

Bị bao phủ trong tuyết, băng và những dòng sông băng, bề mặt của Greenland chủ yếu là màu trắng. Tuy nhiên, nơi đây lại có tên gọi là vùng đất xanh. Theo Visit Greenland, tên gọi này được đặt cách đây 1.000 năm trước, bởi một người đàn ông tên Erik Đỏ. Sau khi bị đày khỏi Iceland tới Greenland vì tội giết người, ông đặt tên nơi này là vùng đất xanh, với hy vọng thu hút người tới định cư.

Tuy nhiên, theo một số báo cáo khoa học, Greenland từng được phủ xanh cách đây 2,5 triệu năm trước. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra lớp đất cổ, nằm sâu bên lớp băng dày 3 km trong suốt hàng triệu năm.

Không có đường lớn

Mặc dù có diện tích rộng lớn, Greenland không có hệ thống đường bộ hay đường sắt liên kết giữa các khu định cư. Ở đây vẫn có những con đường trong thị trấn, tuy nhiên chúng kết thúc ở ngoại ô. Để di chuyển giữa các vùng, người dân chủ yếu sử dụng thuyền, xe trượt tuyết, xe chó kéo, trực thăng.

Hai tháng liên tiếp không có ban đêm

Theo CNN, từ ngày 25/5 đến 25/7 hàng năm, mặt trời ở Greenland ngừng lặn. Trong thời gian này, độ nghiêng của trái đất cùng với mặt phẳng quỹ đạo đã tạo ra hiện tượng “mặt trời lúc nửa đêm” ở các vòng bắc cực.

Hiện tượng mặt trời lúc nửa đêm gây ra rối loạn sinh học ở cơ thể người. Ảnh: Visit Greenland.

Hiện tượng “mặt trời lúc nửa đêm” gây ra rối loạn sinh học ở cơ thể người. Ảnh: Visit Greenland.

21/6 là ngày dài nhất trong năm và cũng là một dịp lễ hội ở Greenland. Tới đây vào ngày hạ chí, du khách sẽ thấy người dân phơi mình dưới ánh nắng và thưởng thức tiệc nướng ngoài trời.

Nền công nghiệp chính là đánh bắt hải sản

Hòn đảo này nhập khẩu mọi thứ, trừ cá, hải sản, một số loài động vật như cá voi và hải cẩu. Tuy nhiên, mỗi vùng đánh bắt ở Greenland đều có hạn ngạch riêng, để đảm bảo không khai thác quá mức. Đặc biệt, cá voi và hải cẩu là mặt hàng không xuất khẩu, chỉ tiêu thụ tại địa phương.

Tan băng ở đây ảnh hưởng lớn nhất tới mực nước biển dâng

Điểm nổi bật nhất ở Greenland là những tảng băng khổng lồ, có độ dày lên tới 3.000 m và rộng gần 1,8 triệu km2. Theo CNN, mỗi năm băng đảo mất đi khoảng 270 tỷ tấn băng. Chỉ riêng trong tháng 7/2019, nơi này đã mất đi khoảng 197 tỷ tấn băng, tương đương với lượng nước ở 80 triệu bể bơi Olympic. Hiện tượng tan băng ở đây đe dọa hầu hết thành phố ven biển trên trái đất.

Có trạm nghiên cứu Bắc cực hiện đại

Để nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu, các nhà khoa học của đại học Copenhagen, Đan Mạch phải thu thập dữ liệu và mẫu vật tại đảo Disko, phía tây Greenland. Ở đây, thời tiết khắc nghiệt, đặc biệt là vào mùa đông với mức nhiệt dao động từ âm 40 đến âm 19 độ C. Do thiếu cơ sở lưu trú an toàn, nhóm nhà khoa học từng tạm dừng hoạt động nghiên cứu.

Một trạm trú ẩn mang đến sự an toàn và thoải mái ngay cả trong mùa đông bắc cực giá rét, đã được hiện thực hóa nhờ máy gia nhiệt Alteas One - một trong những giải pháp hàng đầu từ Ariston. Ảnh: Vi Ariston.

Máy gia nhiệt Ariston – sản phẩm duy nhất có thể hoạt động hiệu quả trong điều kiện khắc nghiệt của vùng cực đã được lắp đặt tại bắc cực để phục vụ các nhà khoa học. Ảnh: Vi Ariston.

Để giúp các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu, Ariston đã lập chiến dịch Ariston Comfort Challenge. Sau 20 tháng chuẩn bị, vận chuyển trang thiết bị tới Disko, 3 kỹ thuật viên hàng đầu của họ, cùng sự trợ giúp của hơn 100 người dân đã xây dựng một ngôi nhà mô-đun giữa bắc cực lạnh giá.

Sau hành trình gian nan với hơn 60 lần thay đổi lịch trình, trạm nghiên cứu được hoàn thiện, có khả năng tiết kiệm năng lượng, mang lại sự thoải mái cho đội ngũ nhà khoa học với một phòng khách, một phòng ngủ, một phòng tắm và hai phòng kỹ thuật.

Lan Hương (Theo Visit Greenland, CNN)

Nguồn: Vnexpress.net