Lời thú tội của một kẻ trộm sân bay

0
14
loi-thu-toi-cua-mot-ke-trom-san-bay

Ngay sau khi hành khách vừa rời khỏi, các nhân viên vệ sinh, kỹ thuật viên… lập tức chạy đua tìm kiếm đồ vật hành khách bỏ quên trên máy bay. Nhưng không phải ai trong số họ cũng nộp đồ trả lại khách.

Tên của nhân viên trộm đồ không được tiết lộ và đây cũng chỉ là một phần trong chuỗi hoạt động trộm cắp ở sân bay.

Lời thú tội của kẻ trộm sân bay

Khi hành khách vừa rời khỏi máy bay, đội nhân viên vệ sinh, kỹ thuật viên hay bất cứ nhân viên hàng không nào khác có quyền lên máy bay, ngay lập tức chạy đua từ hàng ghế này sang hàng ghế khác để lục tìm tất cả những đồ vật mà hành khách bỏ quên. Nếu bạn nhìn thấy người này ở sân bay, bạn sẽ nghĩ họ chỉ giống như hàng nghìn hành khách khác đáp một chuyến bay nào đó trong ngày. Thế nhưng thực tế, kẻ trộm này làm công việc dọn vệ sinh bên trong khoang máy bay để trang trải cho cuộc sống khó khăn. Công việc ấy chính là một phần trong vòng tròn trộm cắp đang hoạt động ở một sân bay lớn của Mỹ.

Tên của nhân viên này không được tiết lộ bởi đây là một mắt xích trong cuộc điều tra của cảnh sát về việc trộm cắp trên diện rộng ở sân bay. Vụ việc liên quan đến một số lượng lớn nhân viên và giám sát viên nhắm đến những đồ vật mà hành khách bỏ quên trên máy bay như tài sản trong hành lý, túi trước ghế ngồi máy bay và khoang hành lý phía trên.

loi-thu-toi-cua-mot-ke-trom-san-bay

“Trong đầu tôi nghĩ, được rồi, mọi người khác đều lấy thì tại sao mình lại không chứ?” – lời thú tội của một kẻ trộm sân bay. Ảnh: CNN

“Trong đầu tôi nghĩ, mọi người khác đều lấy thì tại sao mình lại không chứ? Trong đó có cả những thứ rất đắt tiền. Khi tôi tìm thấy một đồ vật nào đó, họ nói với tôi rằng nếu tôi muốn lấy thì cứ lấy, không cần báo cáo với cấp trên. Còn nếu muốn báo cáo thì đó là lựa chọn của tôi.”, người nhân viên trong vụ việc nói. Ngoài ra, cô này thừa nhận chỉ lấy trộm một chiếc máy tính bảng. Tuy nhiên cảnh sát nghi ngờ số lượng đồ vật đã bị đánh cắp nhiều hơn thế rất nhiều.

Khi bị đe dọa sẽ phải ngồi tù, tên trộm này thú nhận, việc lấy đi tài sản của hành khách bỏ quên rất dễ dàng. Đôi khi đó là giấy chứng minh nhân dân, đôi khi là tiền mặt, đồ chơi… nhưng phổ biến nhất là iPad và đồ điện tử. Các kỹ thuật viên không thấy, nhưng cô ta và các nhân viên khác lại tìm thấy ở ghế ngồi của hành khách, trong khi đó lại không có ai quan sát. Đây chẳng khác nào lời mời họ lấy đi những đồ vật này làm của riêng mình. Về vấn đề này, phía cảnh sát cho biết mặc dù iPad hay điện thoại bị lấy cắp không phải là việc quá nghiêm trọng. Tuy nhiên bất cứ hình thức tội phạm nào liên quan đến nhân viên sân bay đều có thể coi là một mối đe dọa lớn. Bởi đây là những người được phép lên máy bay và vào khu vực an ninh. Những tên tội phạm thực sự hoặc khủng bố có thể nhắm vào các đối tượng nhân viên này để thực hiện hành động tội phạm nguy hiểm.

Hiện tượng phổ biến ở các sân bay

Mặc dù nghe có vẻ sốc đối với nhiều người nhưng đây chỉ là vụ việc mới nhất trong số rất nhiều những vụ việc mà cảnh sát gọi là “nguy cơ bên trong sân bay” trên khắp nước Mỹ. Ví dụ như vụ một nhân viên bốc xếp của Delta Airline đã bị bắt sau khi cảnh sát phát hiện đang vận chuyển số tiền mặt 282.400 USD (gần 6,3 tỷ đồng) trong ba lô. Đây là số tiền mà người này được trả để chuyển món hàng cho một người đang chờ trong nhà vệ sinh ở sân bay.

Trong một vụ việc khác, tiếp viên của hãng hàng không JetBlue đã bị bắt giữ khi đang vận chuyển 30,6 kg cocaine tại điểm kiểm tra an ninh sân bay quốc tế Los Angeles. Năm ngoái, CNN cũng hé lộ cách lực lượng cảnh sát lắp đặt các camera bí mật trong thân máy bay để phát hiện những kẻ mở hành lý và trộm cắp tài sản có giá trị của hành khách ở sân bay.

loi-thu-toi-cua-mot-ke-trom-san-bay-1

Hành khách thường bỏ quên iPad, thiết bị điện tử, tiền mặt… trên máy bay. Ảnh: CNN

Đồ thất lạc

Cảnh sát cho biết, đôi khi chính hành khách cũng không nhớ việc mình để quên tài sản trên máy bay. Nhưng một khi họ khai báo về sự việc thì cảnh sát sẽ ghi nhận hồ sơ và tiến hành tìm kiếm. Có rất nhiều trường hợp nhân viên sân bay trộm cắp tài sản vì không đủ tiền mua những đồ vật đó. Trường hợp khác, họ lại lấy những tài sản này để bán cho các tiệm cầm đồ.

Khi điều tra, cảnh sát sẽ lên máy bay để kiểm tra, từ đó mở rộng công tác tìm kiếm. Họ thu thập thông tin từ nhiều cá nhân khác nhau để nhận dạng các tên trộm có tổ chức. Sau đó, gửi thông báo và yêu cầu sự hợp tác từ những nhân viên này. Phần lớn nhân viên đều rất thành khẩn và không cần thiết phải bị sa thải. Lời khuyên tốt nhất dành cho hành khách đó là kiểm tra cẩn thận đồ đạc của mình trước khi rời máy bay để chắc chắn không có thứ gì bị bỏ lại phía sau.

Xem thêm Lời tâm sự của những nữ tiếp viên hàng không

Ngọc Mai (Theo CNN)

Nguồn: Vnexpress.net