Một người đàn ông với cách giặt đồ thô sơ bằng tay – Ảnh: T.T.D. |
Sau bộ phim Triệu phú ổ chuột (đoạt được 9 giải Oscar) được trình chiếu đầu năm 2009, du khách đã chú ý đến thành phố Mumbay trong hành trình thăm Ấn Độ.
Đặc biệt từ khi Bollywood tung bộ phim bom tấn Dhobi Ghat (2011), khu vực giặt đồ khổng lồ ngoài trời ở Mumbay càng trở thành một địa điểm thu hút khách du lịch khi đến thăm thành phố đông dân thứ 6 thế giới này (22,8 triệu dân – năm 2011).
Và chuyện tình lãng mạn của chàng giặt thuê Munna và tiểu thư Shai (do Prateik Babbar và Monica Dogra thủ vai chính) đã kéo chúng tôi đến với Dhobi Ghat – công xưởng giặt tay lớn nhất thế giới.
Dhobi Ghat nằm ở phía nam Munbay, gần trường đua Mahalakshmi, ngay trạm xe điện Mahalaxmin (cách trạm xe điện trung tâm một trạm).
Musthapha – hướng dẫn viên đưa chúng tôi đi tham quan, cho biết ở đây có khoảng 5.000 người làm việc 14 giờ mỗi ngày, và họ gần như đảm nhận công việc giặt giũ cho cả thành phố đông dân thứ hai này của Ấn Độ.
Họ giặt tất cả mọi thứ, từ tấm trải gường, khăn ăn, quần áo các loại cho các khách sạn, nhà hàng, cửa hiệu, các gia đình… Mỗi người phải trả 500 rupees (210.000 đồng VN)/tháng cho tiền thuê một bể giặt, một vòi nước sạch, một ống xả nước thải và hai sợ dây phơi.
Khu vực này có 826 bể giặt xây bằng ximăng, mỗi bệ rộng 2m2. Với cách giặt đồ thô sơ bằng tay, người ta ngâm đồ vào nước xà bông, sau đó lấy gậy đập cho khô, dùng bàn chải chà, xả nhiều lần cho sạch rồi mang đi phơi tại chỗ.
Các thợ giặt phơi không cần móc hay kẹp, họ nhét một góc đồ phơi vào kẻ hở của ba hoặc hai sợi dây thừng xoắn lại (gió càng thổi, sợ dây càng siết món đồ phơi không rơi ra được).
Trước đây, phụ nữ làm công việc ủi (là), gấp đem giao cho khách và lấy đồ dơ về giặt. Tuy nhiên, gần đây đàn ông phải đi giao đồ thay cho phụ nữ vì sự an toàn!
Đây cũng là chỗ sinh hoạt, ăn ở của những gia đình sống bằng nghề giặt thuê. Trẻ em vui đùa bên những khoảng trống hiếm hoi, một số thợ giặt tranh thủ ngả lưng đợi mấy bộ phận gấp quần áo xong là mang đi giao hàng ngay.
Giữa những dây phơi quần áo bay phất phới một bảng quảng cáo dạy kèm tiếng Hindi, tiếng Anh từ lớp 1-12.
Dù bây giờ có máy giặt công nghiệp, máy sấy, phơi điện nhưng các thợ giặt vẫn duy trì cách giặt ủi truyên thống thủ công (trừ những tháng mùa mưa từ tháng 6 – 9). Đó là một nét văn hóa đặc trưng để thu hút du khách, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động nghèo từ các nơi đổ về khu giặt ủi của một trong những thành phố lớn nhất thế giới.
Toàn cảnh giặt phơi của khu Dhobi Gat – Ảnh: T.T.D. |
Với cách giặt đồ thô sơ bằng tay, người ta ngâm đồ vào nước xà bông, sau đó lấy gậy đập cho khô, dùng bàn chải chà, xả nhiều lần cho sạch – Ảnh: T.T.D. |
Máy giặt và máy sấy điện được dùng khi trời mưa hoặc khi cần giao đồ gấp – Ảnh: T.T.D. |
Giàn phơi đồ bằng dây thừng – Ảnh: T.T.D. |
Không cần móc hay kẹp, thợ giặt nhét một góc đồ phơi vào kẽ hở của ba hoặc hai sợi dây thừng xoắn lại – Ảnh: T.T.D. |
Ông Vinodlkanojia ủi đồ bằng chiếc bàn ủi cổ xưa nặng trên 5kg dùng hơi nóng từ than – Ảnh: T.T.D. |
Một bảng quảng cáo dạy kèm tiếng Hindi, tiếng Anh từ lớp 1-12 – Ảnh: T.T.D. |
Chuẩn bị mang đồ giặt xong đi giao – Ảnh: T.T.D. |
Phụ nữ và trẻ em sẽ làm công việc nhẹ nhàng gấp và phân loại đồ – Ảnh: T.T.D. |
Một người thợ giặt đang thả hồn tại khu lò than đợi ủi đồ xong đem giao – Ảnh: T.T.D. |
Đồ giặt xong tập trung bên ngoài chuẩn bị đi giao – Ảnh: T.T.D. |
Nguồn: Dulich.tuoitre.vn