Bali đã bật cảnh báo cao nhất về núi lửa Agung có thể phun trào, khiến nhiều du khách đang có mặt ở đây vô cùng lo lắng.
Chưa đầy một tuần, Bali, Indonesia đã báo động núi lửa Agung phun trào lên tới 3 lần. Trong lần gần đây nhất, chính quyền nước này đã nâng cảnh báo về khả năng hoạt động của núi lửa lên mức 4 – mức cao nhất vì sự gia tăng của những cơn địa chấn.
Hiện hơn 35.000 người sơ tán ra khỏi khu vực nguy hiểm. Các hoạt động du lịch cũng bị yêu cầu tạm dừng, CNN đưa tin ngày 25/9.
Nhiều du khách dù đã đặt phòng, vé máy bay tới Bali trong tháng 9 cũng đã hoãn lại kế hoạch của mình. Ảnh: Guardian. |
Rất nhiều du khách đang nghỉ dưỡng ở hòn đảo được mệnh danh là “thiên đường của châu Á” này tỏ ra lo lắng trước tình hình của núi lửa. Họ bày tỏ sự sợ hãi trên các trang cá nhân.
Sammy Arkinstall, du khách Anh chia sẻ trên Twitter: “Tôi còn quá trẻ để chết”, để nói về nguy cơ sẽ phải đối mặt với hoạt động phun trào nham thạch của Agung.
Người dân Bali sơ tán vì sợ núi lửa phun trào
Trung tâm Giảm thiểu Thiên tai Quốc gia Indonesia trước đó cũng yêu cầu sơ tán toàn bộ người dân, du khách trong khoảng 9 km từ miệng núi lửa và bán kính 12 km về phía bắc, đông bắc, đông nam và phía tây, tây nam so với vị trí của núi lửa Agung.
Núi lửa Agung cao 3.031 m, là một trong 120 núi lửa đang hoạt động ở Indonesia. Cách núi lửa 72 km về phía đông bắc là khu du lịch nổi tiếng Kuta, và nhiều cung đường leo núi đi bộ. Núi lửa Agung phun trào lần gần đây nhất là vào năm 1963, khiến 1.100 người thiệt mạng, tro bụi bay ở độ cao hơn 9 km. Nằm trong vành đai lửa Thái Bình Dương, một vòng cung gồm nhiều núi lửa và những đứt gãy quanh lòng chảo Thái Bình Dương, Indonesia thường phải ứng phó với các trận động đất và núi lửa phun trào.
Cận cảnh miệng ngọn núi lửa nổi tiếng nhất Indonesia
Bước đi trên miệng núi lửa đang hoạt động ở Indonesia. Video: Phong Vinh.
Nguồn: Vnexpress.net