Du khách bất ngờ vì người Nhật không bán trái cây theo cân

0
10
du-khach-bat-ngo-vi-nguoi-nhat-khong-ban-trai-cay-theo-can

Một trái dâu tây trong siêu thị có giá gần 50.000 đồng hay một miếng dưa giá hơn một triệu đồng, những con số này khiến Christine không khỏi ngạc nhiên.

Christine là một cây bút của trang Tictokyo có thời gian sống tại Nhật Bản vào tháng 6/2016. Dưới đây là một vài khác biệt thú vị khiến anh chú ý.

Trái cây đắt đỏ

Những cửa hàng tạp hóa của người Nhật bán đắt hơn bình thường một chút, đặc biệt là trái cây. Christine từng trông thấy siêu thị bán dâu lẻ với giá 240 yen/trái. (khoảng 50.000 đồng), một quả đào giá gần 3.800 yen (hơn 760.000 đồng) hay một miếng dưa có giá hơn một triệu đồng.

du-khach-bat-ngo-vi-nguoi-nhat-khong-ban-trai-cay-theo-can

Dâu tây được bán theo quả trong những cửa hàng tạp hóa Nhật Bản. Ảnh: Ticblog.

Người Nhật coi trái cây là mặt hàng xa xỉ và mọi người thường mua làm quà tặng, do phần lớn là đồ nhập khẩu. Những loại trái cây được trồng tại Nhật thường có chất lượng tuyệt hảo do từng quả đều được thu hoạch bằng tay để đảm bảo độ tươi ngon cho tới khi lên kệ. Anh rất háo hức được thăm trang trại của người Nhật vào một ngày nào đó.

Những chiếc xe đạp lạ lùng

Christine lớn lên ở một vùng ngoại ô, do đó ô tô là phương tiện không thể thiếu cho mọi người. Tuy nhiên, người dân Nhật Bản phần lớn sử dụng tàu điện và xe đạp. Điều khiến Christine ngạc nhiên là cảnh những bà mẹ đi xe đạp có chỗ ngồi em bé ở hai đầu xe hay những cụ già cũng đạp xe trên đường.

du-khach-bat-ngo-vi-nguoi-nhat-khong-ban-trai-cay-theo-can-1

Một chiếc xe đạp Christine bắt gặp trên đường. Ảnh: @k.kirota.

Anh nghĩ loại phương tiện này vừa không làm ô nhiễm môi trường lại có thể giúp người dân tiết kiệm chi phí đi lại và có thời gian rèn luyện sức khỏe. Christine gợi ý mọi người nên sắm xe đạp nếu có thời gian sống tại Nhật Bản vì chính quyền có một hệ thống đăng ký cho người mua. Khi xảy ra trộm cướp, người dùng hoàn toàn có thể báo cảnh sát để họ lần theo số đăng ký và tìm lại xe.

Lễ hội ‘của quý’

Kanamara Matsuri là lễ hội rước “của quý” truyền thống của người Nhật, mừng sự sinh sôi nảy nở vào mùa xuân. Ngày lễ hội diễn ra, người dân kiệu một mô hình dương vật khổng lồ chạm khắc từ gỗ trên khắp đường phố với mong muốn mùa màng bội thu, cầu chúc niềm vui cho các gia đình và khuyến khích sinh sản. Điều này khiến Christine ngạc nhiên vì thông thường người Nhật rất giữ kẽ, tuy nhiên trong lễ hội này những chàng trai cô gái không hề e ngại.

Những người không bao giờ ra khỏi nhà

Hikikomori là thuật ngữ của người Nhật chỉ những người ở lì trong phòng 24/7, vốn đây là nhóm người mắc chứng sợ khoảng rộng. Họ không bao giờ ra khỏi nhà và luôn được bố mẹ chăm bẵm. Mặc dù trên thế giới có nhiều người mắc chứng bệnh này, song số bệnh nhân tại Nhật Bản lên tới 541.000 người từ 15 đến 39 tuổi. Thế hệ hikikomori đầu tiên đã là những người ngoài 40, họ bắt đầu lo lắng tới cuộc sống của mình khi bố mẹ qua đời.

Xem thêm: Những phong tục kỳ lạ ở Nhật Bản

Nguồn: Vnexpress.net