Đi tìm “bóng cây kơnia”

0
87
Cây Kơ Nia ở xã EaB Hôk – huyện CưKui (Đắk Lắk). Ảnh: Khắc Thịnh
Cây kơnia ở xã EaBhôk, huyện Cư Kuin (Đắk Lắk) – Ảnh: Khắc Thịnh

Xuôi về hướng đông nam cách TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) 30km đến xã Ea Bhôk (huyện Cư Kuin, Đắk Lắk) có một cây kơnia cổ thụ. Cây này có tuổi thọ lâu đời và được người dân thờ cúng, thắp hương dâng lễ vật hằng năm.

Thân cây cao khoảng 30m, đường kính thân cây 40-60cm. Cây có hoa màu trắng từ 4-5 cánh tách ra từng chùm ở kẽ lá. Hoa cây kơnia trổ vào tháng 5 đến tháng 6. Quả kơnia hình trái xoan dài 3-4cm màu xanh, khi chín có màu vàng vào tháng 10-11 hằng năm.

Lục tìm thêm nhiều tài liệu thì thấy cây kơnia vốn là loài cây vô danh, mọc nhiều ở Tây nguyên. Cây này có đặc tính là chỉ mọc cô độc ở các bãi đất trống. Đây là loài cây có sức sống mãnh liệt, quanh năm xanh tốt bất chấp khô hạn.

Cây Kơ Nia ở xã EaB Hôk – huyện CưKui (Đắk Lắk). Ảnh: Khắc Thịnh
Cây kơnia ở xã Ea Bhôk, huyện Cư Kuin (Đắk Lắk) – Ảnh: Khắc Thịnh
Rễ cây Kơ Nia bám sâu vào lòng đất.  Ảnh: Khắc Thịnh
Rễ cây kơnia bám sâu vào lòng đất – Ảnh: Khắc Thịnh
Qủa cây Kơ Nia có thể  ăn và làm thuốc chữa bệnh. Ảnh: Khắc Thịnh
Quả cây kơnia có thể ăn và làm thuốc chữa bệnh – Ảnh: Khắc Thịnh

“Kơnia là một loại cây cô độc. Cho đến một ngày có một người đến và hình như trong một lúc, một giây phút xuất thần đánh thức nó dậy, từ trăm ngàn cây cỏ vô danh trở thành bất tử, trở thành biểu tượng một thời chia cắt và thương nhớ Bắc – Nam. Người nghệ sĩ đã sinh ra cho chúng ta cây kơnia là Ngọc Anh” – nhà văn Nguyên Ngọc nhận định.

Sau đấy bài thơ được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc và cây kơnia trở nên nổi tiếng.

Nguồn: Dulich.tuoitre.vn