Dân Bali vội sơ tán bỏ lại vật nuôi, du khách đến cứu

0
10
du-khach-lieu-mang-cuu-vat-nuoi-bi-nguoi-dan-bali-bo-lai

Nhiều con chó vẫn còn bị xích, chim bị nhốt trong lồng và không có khả năng chạy thoát nếu núi lửa Agung phun trào.

Khi 140.000 người dân Bali sơ tán để tránh việc núi lửa Agung có thể phun trào bất kỳ lúc nào, họ buộc phải bỏ lại toàn bộ gia súc, vật nuôi. Hàng nghìn con vật đã bị mắc kẹt lại quanh khu vực gần chân núi lửa – địa điểm được chính quyền đảo đánh dấu đỏ thể hiện sự nguy hiểm.

du-khach-lieu-mang-cuu-vat-nuoi-bi-nguoi-dan-bali-bo-lai

Các tình nguyện viên là du khách phương Tây đã tham gia vào chiến dịch cứu trợ các động vật nuôi bị bỏ lại tại vùng chịu ảnh hưởng của núi lửa Agung. Ảnh: News.

Trước tình hình đó, Rob Idol, cũng giống như nhiều du khách khác tới Bali du lịch đã di chuyển đến vùng an toàn. Vào tối ngày 29/9, Rob nhận được cuộc gọi từ người bạn, hiện là tình nguyện viên trong tổ chức Hỗ trợ động vật khẩn cấp ở Indonesia. Người này hỏi Rob có thể tham gia cùng họ để đến cứu trợ các con vật bị bỏ lại ở vùng nguy hiểm dưới chân núi lửa Agung hay không. Chàng du khách trẻ đã gật đầu.

Trong hai tuần, nhóm tình nguyện đã đi vào khu vực màu đỏ để cung cấp thực phẩm, nước và chăm sóc thú y cho các con vật. Họ cũng xây dựng các khu nhà an toàn để các con vật có thể trú ẩn và sớm trở về với chủ nhân khi họ được chính quyền cho phép quay lại nhà.

Linda Buller, người đứng đầu tổ chức Chăm sóc chó bị bỏ rơi ở Indonesia cho biết: “Agung có thể phun trào bất kỳ lúc nào. Tuy nhiên nhóm của chúng tôi vẫn bất chấp nguy hiểm để tiếp tục đi vào khu vực cấm giúp đỡ các con vật. Nếu có chuyện xấu xảy ra, chúng tôi chỉ có đúng 20 phút để chạy thoát”, theo News.

“Chúng tôi đang di dời động vật đến nơi an toàn hơn, chữa trị cho những con đang bị ốm. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều gia súc cần được giúp đỡ. Chúng tôi tìm thấy những con chó bị xích, chim nhốt trong lồng. Chúng không có cơ hội chạy thoát nếu núi lửa phun trào”.

du-khach-lieu-mang-cuu-vat-nuoi-bi-nguoi-dan-bali-bo-lai-1

Các tình nguyện viên cho biết không có đủ chỗ để di dời các vật nuôi ra chỗ an toàn hơn. Đó là vấn đề khiến họ đau đầu nhất hiện nay. Ảnh: News.

Hành động của các tổ chức nhân đạo và bảo vệ quyền động vật cũng như du khách nước ngoài nhận được sự cảm ơn và ca ngợi của dư luận. Tuy nhiên không ít người để lại ý kiến cho rằng mọi người đang đẩy chính mình vào nguy hiểm khi núi lửa Agung có thể phun trào bất kỳ lúc nào. “Cứu các con vật là điều nên làm, nhưng làm sao các bạn có thể chạy thoát khi núi lửa phun trào trong vòng 20 phút chứ”.

Nguồn: Vnexpress.net