‘Cuộc chiến’ sau những tấm hình lung linh mùa lúa chín Tây Bắc

0
10
Cuộc chiến sau những tấm hình lung linh mùa lúa chín/ Tây Bắc mùa lúa chín và sự chân thật được dàn

Ít ai biết rằng phía sau những tấm hình đẹp mùa vàng Tây Bắc lại là một “cuộc chiến” khiến nhiều người tranh cãi.

Giữa tháng 9, anh Trần Anh Tuấn, người có nhiều năm gắn bó với những ruộng lúa bậc thang ở Mù Cang Chải, Yên Bái chia sẻ những tấm hình về mùa gặt nơi đây. Đó là khung cảnh thửa ruộng bậc thang xếp tầng đều tăm tắp. Vài người dân tộc trong trang phục truyền thống tay liềm, tay hái.

Tuy nhiên, ngày 22/9, anh Tuấn chia sẻ đoạn video phía sau những bức ảnh lung linh ấy.

Cuộc chiến sau những tấm hình lung linh mùa lúa chín/ Tây Bắc mùa lúa chín và sự chân thật được dàn
 
 

Cuộc chiến sau những tấm hình lung linh mùa lúa chín/ Tây Bắc mùa lúa chín và sự chân thật được dàn

Đoàn người chụp ảnh trên ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải gặp phải nhiều ý kiến trái chiều từ cộng đồng. Nguồn: LHH.

Phía sau những tấm ảnh đẹp

Trong video, hàng chục người với các loại máy ảnh, máy quay, chân máy túm tụm trên thửa ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải. Họ không chỉ đến để chụp lúa chín vàng mà còn thuê cả “diễn viên quần chúng” và “đạo diễn” với chiếc loa cầm tay, liên tục yêu cầu ba phụ nữ di chuyển theo ý đồ của những người đứng sau ống kính máy ảnh.

Video nhanh chóng được chia sẻ khắp các diễn đàn nhiếp ảnh, du lịch và nhận được nhiều phản hồi từ cộng đồng. “Đây không phải mùa lúa chín vàng nữa mà là mùa đi săn ảnh”, tài khoản Minh Phong bình luận.

Để có một tấm ảnh đẹp, nhiều người đã phải bỏ thời gian, công sức vượt đường sá xa xôi để lên đây chụp ảnh. Theo anh Trần Anh Tuấn, mùa lúa chín chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn nhưng không phải ai cũng đủ thời gian để rong ruổi khắp triền đồi để chụp lại những khoảnh khắc của tự nhiên. Nhiều người phải tranh thủ thời gian cuối tuần để lên đây.

Không ít người đã chủ động nhờ người dân địa phương, bước vào khung hình để làm mẫu cho họ chụp. Mục đích cuối cùng là có được những tấm ảnh ưng ý về cả khung cảnh lẫn nét đẹp lao động của con người.

Những người chụp ảnh đồ về Mù Cang Chải mùa lúa chín mỗi năm một đông. Ảnh: Kiều Tú.

Những người chụp ảnh đổ về Mù Cang Chải mùa lúa chín mỗi năm một đông. Ảnh: Kiều Tú.

Sự đổi thay trên miền di sản

Theo người dân địa phương, trước kia Mù Cang Chải là nơi hoang sơ, chỉ một số ít nhiếp ảnh gia lui tới. Tuy nhiên trong vài năm trở lại đây, những ruộng bậc thang này dần trở thành nơi được nhiều người săn đón; cả dân du lịch lẫn những người chụp ảnh.

Trước đây nguồn thu chính của người dân chỉ là trồng cấy. Họ chăm bẵm ruộng lúa cả mùa, đến khi lúa chín thì thu hoạch. Nhưng khi du khách đổ về đây ngắm cảnh, chụp hình, nhiều người cho tiền để đồng bào “diễn” ngay trên ruộng lúa của mình và đây trở thành nguồn thu đáng kể.

“So với công đi gặt cả ngày, chỉ cần làm theo yêu cầu của người chụp ảnh là được cho cả trăm nghìn thì đồng bào chẳng có lý do gì để từ chối. Họ lao động ngay trên thửa ruộng của mình, công việc nhàn hạ mà chẳng ảnh hưởng mấy đến vụ mùa”, một nhiếp ảnh gia có mặt tại Mù Cang Chải chia sẻ.

Tuy nhiên, nhiều người cho rằng việc chụp ảnh đại trà như vậy khó có được những tác phẩm sáng tạo, chân thực về cuộc sống.

Ruộng bậc thang Mù Cang Chải được công nhận là danh thắng cấp quốc gia. Ảnh: Quang Vũ.

Ruộng bậc thang Mù Cang Chải được công nhận là danh thắng cấp quốc gia. Ảnh: Quang Vũ.

Nguồn: Vnexpress.net