Chuyện của những người chuyên đón Tết xa nhà

0
13
Đằng sau những hào nhoáng mà rất nhiều người lầm tưởng như: ăn nhà hàng, ngủ khách sạn, được đi đây đó, HDV phải làm việc với cường độ cao và thời gian không cố định nhưng họ vẫn hăng say với cái nghề đã trót yêu.

Sáu năm trong nghề hướng dẫn viên là sáu lần anh Nam đón Tết xa nhà vì phải lên đường đưa khách du xuân nước ngoài.

Tết là dịp sum vầy sau một năm dài. Dù đón xuân ở nhà hay lên đường khám phá thì niềm vui đoàn viên vẫn vẹn tròn ý nghĩa. Thế nhưng vẫn có những người tạm gác hạnh phúc riêng tư ấy để mang đến cho khách hàng niềm vui trọn vẹn. Họ là những hướng dẫn viên du lịch chuyên đón Tết xa nhà.

Khi khách hài lòng, đó mới là “ăn Tết”

Tết là một khái niệm gần gũi với đa số mọi người nhưng dường như xa lạ với những người bận rộn vào dịp năm mới, đặc biệt là các hướng dẫn viên du lịch. Khi gia đình sum họp, bạn bè cũ gặp mặt hàn huyên, họ lại đón xuân cùng du khách của mình ở một phương trời nào đó.

Đằng sau những hào nhoáng mà rất nhiều người lầm tưởng như: ăn nhà hàng, ngủ khách sạn, được đi đây đó, HDV phải làm việc với cường độ cao và thời gian không cố định nhưng họ vẫn hăng say với cái nghề đã trót yêu.

Đằng sau những hào nhoáng mà rất nhiều người lầm tưởng như: “ăn nhà hàng, ngủ khách sạn, được đi đây đó”, HDV phải làm việc với cường độ cao và thời gian không cố định nhưng họ vẫn hăng say với cái nghề đã trót yêu.

Anh Trung Nam, hướng dẫn viên tour nước ngoài, chia sẻ: “Sáu năm trong nghề cũng là chừng ấy thời gian tôi chưa từng có một cái Tết trọn vẹn. Cứ xuân về, tôi cảm thấy áy náy bởi ba mẹ chỉ có mình tôi mà Tết chỉ về đôi ba bữa. Có năm khởi hành mùng 1 nên tôi phải ở lại Sài Gòn một mình. Đêm giao thừa, vô tình nghe câu hát ‘Con biết xuân này mẹ chờ tin con…’ mà khóe mắt cay cay”.

Với chị Sương Châu, hướng dẫn viên tour nội địa, khoảnh khắc đó còn khó khăn gấp bội. Gắn bó với nghề hơn 4 năm, một năm đôi lần giữa mùa thấp điểm cô gái trẻ này tranh thủ về Bình Định thăm mẹ. Sau những ngày giáp Tết ngắn ngủi, cô xách vali lên đường vào lại TP HCM đi tour nhưng không khỏi bồi hồi khi nhìn thấy đôi mắt ngấn lệ của mẹ mình. Khi bạn bè náo nức về quê ăn Tết, cô phải ra đi vì đam mê mình đã lựa chọn…

Thế nhưng, nếu hỏi hướng dẫn viên có muốn bỏ nghề không? Có muốn ở nhà đón xuân an nhiên trong khi đồng nghiệp mình bôn ba trên những nẻo đường xuân không? Câu trả lời chắc chắn là không. Bởi họ đã trót yêu cái nghiệp “cầm cờ”, trót yêu chuyến lữ hành nay đây mai đó và trót yêu cả… nụ cười hạnh phúc của du khách trên những dặm đường xa.

Nụ cười của khách trong chuyến đi chính là niềm vui của hướng dẫn viên.

Nụ cười của khách trong chuyến đi chính là niềm vui của hướng dẫn viên.

Đi tour ngày Tết vất vả hơn ngày thường gấp nhiều lần, do các điểm du lịch đông đúc, dịch vụ quá tải, tắc đường… và hướng dẫn viên luôn phải sẵn sàng ứng phó với những tình huống phát sinh. “Ngày Tết, kẹt xe 2-3 tiếng trên đường cao tốc hay khách đi lạc là chuyện thường. Có lần tham quan Tử Cấm Thành (Trung Quốc), tôi phải nhờ hướng dẫn viên địa phương dẫn đoàn, còn mình chạy ngược xuôi mấy tiếng đồng hồ để tìm một vị khách lạc vì mải chụp hình”, anh Hào Toàn, hướng dẫn viên có kinh nghiệm 6 năm tại thị trường Đông Bắc Á kể lại.

Không chỉ có nhiệm vụ là người dẫn dường, nhiều khi họ kiêm vai trò phục vụ bàn, kiểm tra thực đơn, gói ghém nước mắm – ớt tươi cho bữa cơm nơi phương xa của khách luôn ngon miệng. Họ còn cẩn thận chuẩn bị trà gừng, dầu nóng, một số loại thuốc cơ bản để phòng khi trái gió trở trời.

Đằng sau những hào nhoáng mà rất nhiều người lầm tưởng như: “ăn nhà hàng, ngủ khách sạn, được đi đây đó”, hướng dẫn viên phải liên tục di chuyển, thời gian làm việc không cố định. Khó khăn vất vả là thế nhưng họ vẫn hăng say với cái nghề đã trót yêu.

Trong các chuyến đi xa vào những dịp như vậy, họ tạm gác nỗi niềm riêng, luôn hoàn thành công việc của một người “truyền cảm hứng”, mang đến những trải nghiệm đáng nhớ. Bởi sau một năm bận rộn, đây chính là thời gian cả gia đình khách hàng được sum vầy bên nhau. Tour diễn ra suôn sẻ, tốt đẹp, khách vui thì chuyến đi đầu năm mới thành công. Và lúc đó, hướng dẫn viên mới thực sự “ăn Tết”.

Ngày nay người Việt đã dần thay đổi quan niệm ăn Tết thành chơi Tết.

Ngày nay người Việt đã dần thay đổi quan niệm “ăn Tết” thành “chơi Tết”.

Hàng nghìn lượt khách du xuân Kỷ Hợi

Những năm gần đây, người Việt đã dần thay đổi quan niệm “ăn Tết” thành “chơi Tết”. Thay vì ở nhà tiệc tùng, các gia đình và nhóm bạn trẻ hào hứng hòa vào xu hướng “cùng nhau đi trọn thế gian”. Không chỉ bó hẹp trong không gian gia đình, làng xóm mà Tết nay mở rộng đến những chân trời mới.

Mùa Xuân năm nay, bên cạnh những điểm đến truyền thống trong và ngoài nước vốn được du khách yêu thích như miền Bắc, Bắc Trung bộ, miền Tây, Đông Nam Á, Đông Bắc Á hay châu Âu …  nhiều du khách đã chọn hành trình bay thẳng đến Fukushima, Bhutan và Ấn Độ để du xuân.

Đã thành thông lệ, vào sáng mùng 1 Tết hàng năm công ty Vietravel đều tổ chức lễ xuất hành đầu năm tại trụ sở TP HCM và các chi nhánh trên toàn quốc. Du khách tham dự buổi lễ này sẽ nhận “lộc xuân” là những phong bao lì xì may mắn có giá trị đến 100 USD và lá bồ đề thỉnh về từ Ấn Độ như lời tri ân và chúc phúc của công ty.

Kim Ngân

Nguồn: Vnexpress.net