Hàng không hỗ trợ Australia sau thảm họa

0
10
Doanh nhân Malaysia Tony Fernades, ông chủ AirAsia - hãng hàng không giá rẻ tốt nhất thế giới 11 năm liên tiếp tính đến 2019. Ảnh: AstroAwani.

Hãng AirAsia trích một khoản tiền trong mỗi giao dịch đặt vé đến và đi từ Australia để quyên góp, đồng thời nhận chở lính cứu hỏa từ khối ASEAN.

Sau khi Australia trải qua trận cháy rừng kỷ lục, Tony Fernandes, ông chủ hãng hàng không giá rẻ AirAsia đã công bố kế hoạch giúp đỡ. Theo đó, hãng trích 1 RM (khoảng 6.000 đồng) trên mỗi giao dịch đặt vé các chuyến bay đến hoặc đi từ Australia từ nay đến hết tháng 2. Đồng thời, hãng đề nghị chuyên chở các nhân viên cứu hỏa từ ASEAN tới Australia để tham gia vào nỗ lực dập tắt các đám cháy. Tất cả hành khách bị ảnh hưởng bởi đám cháy cần thay đổi lịch trình sẽ được “hỗ trợ tốt nhất”.

Doanh nhân Malaysia Tony Fernades, ông chủ AirAsia - hãng hàng không giá rẻ tốt nhất thế giới 11 năm liên tiếp tính đến 2019. Ảnh: AstroAwani.

Doanh nhân Malaysia Tony Fernades, ông chủ AirAsia – hãng hàng không giá rẻ tốt nhất thế giới 11 năm liên tiếp tính đến 2019. Ảnh: AstroAwani.

“Trong khi nhiều khu vực bị tàn phá, hầu hết điểm đến ở Australia an toàn và vẫn chào đón du khách. Tất cả sân bay ở Sydney, Gold Coast, Melbourne Avalon, Perth và Brisbane do hãng khai thác đều hoạt động bình thường. Bây giờ, điều quan trọng hơn hết là hỗ trợ cho du lịch Australia. Ngành du lịch Austrlia đang cung cấp thông tin cập nhật về các khu vực bị ảnh hưởng thông qua trang web của họ”, ông Fernandes cho biết.

Vụ cháy rừng tồi tệ nhất trong lịch sử của Australia đã làm thiệt mạng 27 người, khoảng 2.000 ngôi nhà bị phá hủy, tàn phá hơn 10 triệu ha đất. Ước tính có khoảng một tỷ động vật đã chết. Riêng ngành du lịch địa phương thiệt hại khoảng một tỷ AUD (tương đương 680 triệu USD).

Các cá nhân, tổ chức trên thế giới đang chung tay đóng góp công sức, vật chất để giúp đỡ người dân Australia vượt qua khó khăn trước mắt. “Tốt nhất là ủng hộ tiền. Các tổ chức nhận quyên góp có thể quyết định cách sử dụng khoản tiền đó tốt nhất. Chúng ta thường nghĩ đến ủng hộ hàng hóa như chăn hoặc quần áo, nhưng các tổ chức sẽ gặp khó khăn với các đồ dùng này”, Misha Ketchell, biên tập viên tổ chức truyền thông The Conversation có trụ sở tại Australia viết.

Nghiên cứu của chính phủ liên bang và Nam Australia chỉ ra hậu quả của vấn đề này sau vụ cháy rừng ở bang Victoria năm 2009: “Những vụ cháy đã dẫn đến việc quyên góp hơn 40.000 pallet hàng hóa từ khắp Australia, chiếm hơn 50.000 m2 không gian lưu trữ”. Việc quản lý các khoản đóng góp này cần đến ba kho trung tâm, năm điểm phân phối khu vực, khoảng 35 nhân viên được trả lương, thiết bị xử lý vật liệu và chi phí vận chuyển để phân phối viện trợ vật chất. Tất cả đã tốn hơn 5,5 triệu USD.

Kiều Dương

Nguồn: Vnexpress.net