Nằm bên dòng sông Tiền, Sa Đéc là vùng đất có bề dày lịch sử hàng mấy trăm năm ở Nam Bộ, được biết đến là thủ phủ hoa, kiểng của cả khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
1. TP Sa Đéc trực thuộc tỉnh nào?
Sa Đéc hiện là thành phố trực thuộc tỉnh Đồng Tháp. Ngoài Sa Đéc, tỉnh này còn có TP Cao Lãnh (tỉnh lỵ), thị xã Hồng Ngự cùng 9 huyện: Cao Lãnh (cùng tên thành phố), Hồng Ngự (cùng tên thị xã), Tam Nông, Tân Hồng, Tháp Mười, Thanh Bình, Châu Thành, Lai Vung và Lấp Vò. Ảnh: Hiếu Minh Vũ. |
2. Địa danh Sa Đéc có ý nghĩa gì?
Các nhà nghiên cứu đưa ra nhiều ý kiến khác nhau về ý nghĩa địa danh Sa Đéc. Địa chí Đồng Tháp cho biết Sa Đéc có thể là chợ sắt/ chợ bán sắt theo tiếng Khmer, hoặc tên một vị nữ thủy thần của người Chân Lạp, thường được người dân trong vùng thờ trên sông, hoặc tên một vị thần được thờ ở nhiều nơi. Cách lý giải Sa Đéc là tên một vị thần được nhiều người ủng hộ hơn cả. Ảnh: Vũ Minh Quân. |
3. Sa Đéc nổi tiếng với làng nghề nào sau đây?
Làng hoa Sa Đéc được biết đến là thủ phủ hoa, kiểng của cả khu vực đồng bằng sông Cửu Long, có truyền thống hơn 100 năm. Nơi đây chuyên cung cấp đủ loại hoa, kiểng cho khắp các địa phương lân cận. Những ngày giáp Tết, làng hoa Sa Đéc trở nên nhộn nhịp, rực rỡ hơn bao giờ hết, thu hút đông du khách tìm đến. Ảnh: Vũ Minh Quân. |
4. Sa Đéc có nhà cổ nào thu hút du khách check-in?
Theo Cổng TTĐT Đồng Tháp, di tích quốc gia nhà cổ Huỳnh Thủy Lê ở Sa Đéc được xây dựng năm 1895, trùng tu lớn vào năm 1917, có lối kiến trúc Đông – Tây kết hợp. Nơi đây còn được nhiều người biết đến với mối tình giữa ông Huỳnh Thủy Lê và nữ văn sĩ Pháp Marguerite Duras, tác giả tiểu thuyết “Người tình” (L’Amant) nổi tiếng. Ảnh: Chaukieuoanh. |
5. Chùa Kiến An Cung ở Sa Đéc còn có tên gọi nào?
Nằm tại TP Sa Đéc, chùa Kiến An Cung, hay chùa Ông Quách, là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, có lối kiến trúc độc đáo, trang nghiêm. Cổng TTĐT Đồng Tháp cho biết chùa được khởi công xây dựng năm 1924, đến năm 1927 thì khánh thành. Ảnh: Nguyễn Hoàn Hảo. |
6. Ngoài chùa Ông Quách, Sa Đéc còn có ngôi chùa nào sau đây?
Ngoài chùa Ông Quách, Sa Đéc còn có chùa Bà Thiên Hậu, hay Thất Phủ Thiên Hậu Cung, là địa điểm văn hóa tâm linh thu hút nhiều du khách. Theo Địa chí Đồng Tháp, cùng với tín ngưỡng thờ Quan Công, tín ngưỡng thờ Bà Thiên Hậu của người Hoa ở đất Gia Định xưa đã có từ cuối thế kỷ 17. Chùa Bà Thiên Hậu ở Sa Đéc là một trong những di tích phản ánh tín ngưỡng này. Ảnh: Liêu Lãm. |
7. Đặc sản trứ danh nào gắn với địa danh Sa Đéc?
Từ lâu, địa danh Sa Đéc còn được nhiều người nhắc đến với đặc sản hủ tiếu Sa Đéc trứ danh. Những sợi hủ tiếu trong món ngon này được làm từ bột gạo Sa Đéc theo truyền thống trăm năm, kết hợp với nước dùng hầm xương ngọt thanh, những miếng thịt, tôm, lòng… hấp dẫn, cuốn hút người ăn. Ảnh: March_np. |
Nguồn: News.zing.vn