Văn hóa ‘tắm rừng’ ở Nhật Bản

0
20

Tại Nhật Bản, văn hóa “tắm rừng” được xem là phương thuốc hữu hiệu, tốt cho cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần, mang đến du khách những trải nghiệm giác quan thú vị.

1. Văn hóa “tắm rừng” ở Nhật Bản được gọi là gì?

  • Shinrin-hoku
  • Shinrin-yoku
  • Shinrin-koku

Shinrin-yoku là văn hóa “tắm rừng” ở Nhật Bản, được hiểu như những thực hành đơn giản, liên quan đến trị liệu thông qua việc dành thời gian ở trong rừng. Nhiều chuyên gia đồng ý rằng shinrin-yoku tốt cho cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của mọi lứa tuổi, “giải độc” cho cuộc sống đô thị bận rộn của không ít người. Ảnh: Lucas Vallecillos.

Van hoa 'tam rung' o Nhat Ban hinh anh 1

2. Văn hóa “tắm rừng” shinrin-yoku có thể bao gồm những trải nghiệm giác quan nào?

  • Lắng nghe mọi âm thanh, trực tiếp chạm vào tự nhiên…
  • Hít thở không khí trong lành, ngắm nhìn khung cảnh xung quanh…
  • Tất cả những trải nghiệm trên

Với shinrin-yoku, bạn có thể tạm quên đi những vật dụng công nghệ thường ngày, đi vào rừng và trải nghiệm giác quan. Tại đây, bạn sẽ dành thời gian để lắng nghe âm thanh xung quanh như tiếng chim hót ríu rít, tiếng suối chảy róc rách… hoặc trực tiếp chạm vào lớp rêu xanh mượt, những viên đá bóng nhẵn hay vỏ cây xù xì. Bạn cũng sẽ hít thở không khí trong lành, ngắm nhìn khung cảnh xung quanh như hình dạng những chiếc lá in trên bầu trời… Ảnh: Notes Of Nomads.

3. Từ lúc nào “tắm rừng” shinrin-yoku được xem như phương thuốc y học ở Nhật Bản?

  • Từ những năm 1980
  • Từ những năm 1990
  • Từ những năm 2000

Từ những năm 1980, “tắm rừng” shinrin-yoku được xem như phương thuốc y học ở Nhật Bản. Lúc này, chính phủ dần nhận thấy những tác động bất lợi do sự bùng nổ công nghệ đối với người dân đô thị như trầm cảm, mất tập trung, đau nhức… Thành phố đông đúc không phải là nơi thư giãn thực sự, thay vào đó là những khu rừng mang lại cảm giác bình yên. Ảnh: Kansai Scene.

Van hoa 'tam rung' o Nhat Ban hinh anh 2

4. Vườn quốc gia Yoshino-Kumano, một trong những địa điểm “tắm rừng” lý tưởng, nằm trên bán đảo nào của Nhật Bản?

  • Bán đảo Mii
  • Bán đảo Kii
  • Bán đảo Sii

Kii là bán đảo lớn nhất trên đảo Honshu của Nhật Bản, nằm về phía nam Osaka. Tại đây, du khách có thể trải nghiệm “tắm rừng” ở vườn quốc gia nổi tiếng Yoshino-Kumano. Vườn rộng hơn 61.400 ha, bao gồm cảnh quan đa dạng như núi, sông, biển… và có cả những tuyến đường mòn hành hương linh thiêng, được công nhận di sản thế giới. Ảnh: Lonely Planet.

Van hoa 'tam rung' o Nhat Ban hinh anh 3

5. Tại bán đảo Kii, du khách có thể thăm quần thể Kumano Sanzan gồm bao nhiêu đền lớn?

  • 3
  • 7
  • 11

Kumano Sanzan là tên bộ 3 đền lớn nằm về phía đông nam bán đảo Kii, gồm Kumano Hongu Taisha, Kumano Hayatama Taisha và Kumano Nachi Taisha. Trong đó, khung cảnh đền Kumano Nachi Taisha còn thêm ấn tượng với dòng thác Nachi cao 133 m, được xem như một vị thần. Ảnh: Wakayama Place Names.

6. Vườn quốc gia nào thuộc tỉnh Kagoshima, phía cực Nam đảo Kyushu của Nhật Bản, cũng là địa điểm “tắm rừng” lý tưởng khác?

  • Vườn quốc gia Oakushima
  • Vườn quốc gia Sakushima
  • Vườn quốc gia Yakushima

Vườn quốc gia Yakushima nằm trên đảo cùng tên, thuộc tỉnh Kagoshima, phía cực Nam đảo Kyushu của Nhật Bản. Nơi đây được gợi ý như là một trong những địa điểm “tắm rừng” lý tưởng nhất. Yakushima vốn là đảo cận nhiệt đới, hình dáng gần như một chấm tròn, nổi tiếng với những đỉnh núi cao nhất vùng Kyushu, cũng là quê hương của những cây tuyết tùng cổ xưa cả nghìn năm tuổi, lâu đời nhất đất nước… Ảnh: Yakushima Tourism Association.

Van hoa 'tam rung' o Nhat Ban hinh anh 4

7. Yakushima được UNESCO công nhận Di sản Thiên nhiên thế giới vào năm nào?

  • 1993
  • 2003
  • 2013

Năm 1993, đảo Yakushima được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới. Hồ sơ di sản của UNESCO cho biết đây là nơi sinh sống của 1.900 loài và phân loài thực vật, 16 loài động vật có vú, 150 loài chim. Ảnh: Sam Spicer.

Lối sống không rác thải ở ngôi làng hẻo lánh tại Nhật Rác thải là thứ gần như không tồn tại ở làng Kamikatsu (Nhật Bản). Nhờ lối sống xanh, địa phương này hy vọng trở thành cộng đồng không rác đầu tiên ở Nhật vào năm 2020.

Nguồn: News.zing.vn