Thuật xăm mình bằng sữa mẹ của phụ nữ Thổ Nhĩ Kỳ

0
24
Ayse Yusufoglu, 84, poses as she speaks about her tattoos at her home in Alakus village near Kiziltepe, a town in southeastern province of Mardin, Turkey,

Deq là một thuật xăm cổ của người Kurd với mực xăm chế từ sữa người phụ nữ mới sinh bé gái và bồ hóng hoặc tro. 

Tới miền đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, ở những ngôi làng hẻo lánh thuộc các tỉnh Mardin, Şanlıurfa và Diyarbakır ở Thổ Nhĩ Kỳ cũng như các vùng lân cận có người Kurd sinh sống, bạn sẽ thấy nghệ thuật tô điểm khuôn mặt và cơ thể bằng các hình xăm rất được ưa chuộng.

Ý nghĩa hình xăm

Ayse Yusufoglu, 84, poses as she speaks about her tattoos at her home in Alakus village near Kiziltepe, a town in southeastern province of Mardin, Turkey,

Ayse Yusufoglu, 84 tuổi, chia sẻ về hình xăm trên mặt và tay bà tại nhà ở làng Alukus, gần Kiziltepe, một thị trấn thuộc tỉnh Mardin, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Ảnh: REUTERS/Umit Bektas.

Những phụ nữ lớn tuổi đều có hình xăm trên cằm, tay, lỗ mũi, trán, cổ, mắt cá chân và cả ở bầu ngực. Một số hình xăm có dạng hình học, số khác giống với hình ngôi sao, các loài chim, mặt trời hoặc mặt trăng. Chúng thể hiện chính thuật xăm cổ của người Kurd được gọi là deq theo tiếng địa phương. Mặc dù thuật xăm này ngày càng bị mai một, deq từng là một cách làm đẹp cho khuôn mặt phụ nữ nơi đây. Mỗi biểu tượng có một ý nghĩa riêng, bắt nguồn từ sự thỏa mãn, hy vọng, nỗi đau hoặc nỗi sợ từ chính cơ thể con người. 

Theo truyền thống, các hình xăm được tạo nên nhờ hỗn hợp sữa của người phụ nữ mới sinh con gái trộn với bồ hóng hoặc tro. Lý do dùng sữa của mẹ bé gái là từ niềm tin sữa mẹ có thể làm hình xăm không bao giờ biến mất. Đôi khi, hỗn hợp mực xăm có thể chế thêm từ túi mật một con vật. Bước đầu tiên, một bà cụ vẽ hình trước lên da và tạo những chấm nhỏ bằng một chiếc kim khâu. Deq là một quá trình xăm rất đau đớn với phụ nữ, nhưng hình xăm sau khi hoàn thành sẽ còn mãi.

thuat-xam-minh-bang-sua-me-cua-phu-nu-tho-nhi-ky-1

Cách chế mực xăm hình khi dùng thuật xăm deq. Ảnh: dailysabah.

Các biểu tượng khi xăm deq có nhiều ý nghĩa khác nhau nhưng hầu hết đều thể hiện mong muốn bảo vệ phụ nữ khỏi các thế lực hắc ám. Chúng được cho là mang tới sức khỏe dồi dào, chữa trị được bệnh tật và liên quan tới khả năng sinh con cũng như kết nối với cộng đồng.  

Xăm hình một mắt được tin là có thể làm chệch hướng những đôi mắt ác quỷ, trong khi hình con linh dương sẽ đem tới may mắn cho người xăm. Hình mặt trời hoặc mặt trăng có nghĩa là mang tới cuộc sống dồi dào sức khỏe, hình động vật nhiều chân như rết thì có thể giúp việc quản lý gia đình tốt hơn. Với mong muốn về vẻ đẹp, người Kurd sẽ xăm hình mặt trăng hoặc một ngôi sao. Biểu tượng chữ V có nghĩa là ký hiệu nhận dạng của bộ tộc. Các hình học hoặc hình động vật thường thể hiện ước vọng về sinh sản. 

Sự mai một theo thời gian

Deq là một “phụ kiện” mà phụ nữ cao tuổi ở miền đông nam Thổ Nhĩ Kỳ rất tự hào khoe với mọi người. Năm 2016, nhiếp ảnh gia Mỹ Jodi Hilton đã tới Syria và sau đó chuyển tới một trại tị nạn ở Thổ Nhĩ Kỳ. Tại đó cô đã chụp được nhiều ảnh tư liệu về những phụ nữ cuối cùng còn sử dụng thuật xăm deq. Jodi chia sẻ trên web cá nhân: “Một số biểu tượng xuất phát từ Yezidi giáo – tôn giáo cổ của người Kurd, gồm mặt trời, mặt trăng, ngôi sao, con công, đều thấy trên các hình xăm”.

Khoảng giữa thập niên 1960 tại các vùng dân Kurd sống ở miền bắc Syria, nhiều phụ nữ tránh xăm deq, bởi nó không chỉ thể hiện sự bất kính mà còn vì lỗi thời. Ngày nay, dấu vết truyền thống có thể thấy ở những chấm nhỏ đơn giản trên trán, mũi, hoặc cằm của phụ nữ. Những người xăm mình ở Kobani (thành phố thuộc Syria nằm giáp biên giới nam Thổ Nhĩ Kỳ) chính là những tạo tác sống cho mọi người trong quá khứ.

Jodi trả lời phỏng vấn với National Geographic: “Tôi đã thấy chúng ở Thổ Nhĩ Kỳ ở cả người Arab lẫn người Kurd, đặc biệt là tỉnh Urfa, nhưng các hình xăm còn xuất hiện ở Kobani thì tôi nhận ra truyền thống này từng phát triển vượt biên giới tới Syria. Ở cả hai phía biên giới, con người kết nối bằng ngôn ngữ, bộ tộc, danh tính dân tộc, vì thế mà có thể họ cũng có chung nhiều nét văn hóa khác”.

Safi Haso, 70 tuổi, người làng Girik ở Kobani, kể cho Jodi: “Chúng tôi có thể là những người cuối cùng còn có hình xăm deq”. Amina Saleh, 60 tuổi sống ở trại tị nạn Suruç, tỉnh Sanliurfa, Thổ Nhĩ Kỳ cũng có các hình xăm trên mặt từ khi mới 10 tuổi. Ngày nay, hình xăm deq chỉ còn thấy ở những phụ nữ trên 60 tuổi, các cô gái trẻ hơn thì có thể tạo hình xăm tạm thời trên mặt cho các dịp đặc biệt như cưới xin. Một số đàn ông có xăm deq thì chủ yếu trên cánh tay hoặc bàn tay.

Cuối tháng 11 vừa rồi, Umit Bektas, phóng viên của Reuters đã tới các tỉnh miền đông nam Thổ Nhĩ Kỳ và thực hiện bộ ảnh về những cụ bà xăm deq.

Hulu Aydogdu, 87, poses as she speaks about her tattoos at her home in Kisas village in southeastern province of Sanliurfa, Turkey. As was their custom, they collected the soot from the bottom of cooking pots used on wood fires, and mixed it with breast milk from a mother feeding an infant girl. REUTERS/Umit Bektas

Hulu Aydogdu, 87 tuổi, người làng Kisas, chia sẻ với Reuters, theo truyền thống họ lấy bồ hóng ở đáy xoong nồi nấu bằng củi và trộn với sữa của phụ nữ mới sinh bé gái để làm mực xăm. Ảnh: REUTERS/Umit Bektas.

Hương Chi (Theo dailysabah)

Nguồn: Vnexpress.net