Thị trấn 12.000 năm tuổi sắp bị nhấn chìm vì đập thủy điện

0
13
Thị trấn 12.000 năm tuổi sắp bị nhấn chìm vì đập thủy điện

Cổ trấn Hasankeyf, Thổ Nhĩ Kỳ có nguy cơ bị nhấn chìm do dự án thủy điện trên sông Ilisu.

Hasankeyf là một thị trấn cổ, nằm bên bờ sông Tigris thuộc tỉnh Batman, đông nam Thổ Nhĩ Kỳ. Với lịch sử lâu đời, trải dài qua các đế chế của người La Mã, Byzantines và Ottoman, thị trấn Hasankeyf là một kho báu về khảo cổ học, thu hút nhiều du khách đến tham quan các hang động và thành cổ tại đây.

Tuy nhiên, thị trấn này đang bị ngập nước từ dự án xây đập Ilisu, toàn bộ khu dân cư sẽ biến mất trong vòng vài năm nữa, theo AFP.

Chính quyền địa phương thông báo nhiều tảng đá bị phá bỏ “vì lý do an toàn”, 210 hang động trong số hàng nghìn hang động nhân tạo cũng sẽ được lấp đầy trước khi thị trấn bị ngập, nhằm tránh xói mòn.

80.000 người đang sinh sống tại thị trấn phải đối mặt với nghèo đói, mất nhà. Nhiều loài động vật tại đây cũng đang bị đe dọa bởi mực nước đang ngày càng dâng lên, trong đó có cả rùa mai mềm Euphrates hay chim te te, Guardian đưa tin.

Thị trấn 12.000 năm tuổi sắp bị nhấn chìm vì đập thủy điện
 
 

Thị trấn 12.000 năm tuổi sắp bị nhấn chìm vì đập thủy điện

 Hiện trạng thị trấn. Video: YouTube.

Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ giải thích rằng việc xây đập Ilisu sẽ mang lại nguồn điện và hệ thống thủy lợi cần thiết cho khu vực, đồng thời hứa hẹn sẽ di dời chỗ ở cho người dân và xây dựng một bảo tàng để lưu giữ khoảng 300 di tích lớn tại thị trấn này. Tuy nhiên, các nhà hoạt động và người dân địa phương cho rằng như vậy vẫn không đủ.

Ercan Ayboga, một chuyên gia về thủy văn tại Đại học Bauhaus, Đức, đồng thời là phát ngôn viên của chương trình Hành động để ​​bảo vệ sự sống của Hasankeyf, nói với Smithsonian: “Con đập sẽ chỉ tàn phá cảnh quan và môi trường. Chúng ta sẽ không chỉ mất đi một công trình văn hoá của địa phương, mà đây còn một di sản thế giới”.

thi-tran-12000-nam-tuoi-sap-bi-nhan-chim-vi-dap-thuy-dien

Khung cảnh tại thị trấn. Ảnh: Pinterest.

Dự án đập thủy điện Ilisu lần đầu tiên được soạn thảo vào những năm 1950 và được phê duyệt vào năm 2006. Ngân hàng Thế giới cũng tuyên bố dự án này không đáp ứng các tiêu chuẩn về việc bảo vệ di sản văn hoá vào năm 2008, theo SmithsonianĐức, Áo và Thụy Sĩ đã rút nguồn hỗ trợ tài chính vào năm 2009, vì lo ngại những tác động tiêu cực về xã hội, văn hóa và môi trường. Tuy nhiên, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục thực hiện dự án trong những năm tới.

Nguồn: Vnexpress.net