Vui lòng tải mẫu dự thi TẠI ĐÂYNồi bánh chưng của mẹ ấm tuổi thơ conMời bạn đọc thi viết “Giúp mẹ ngày xuân”
Phóng to |
Cả nhà đón tết bên căn nhà tranh năm 1996 – Ảnh: tác giả bài viết cung cấp |
Sáng nay, khi thức giấc, chợt cảm nhận tiết trời chuyển lạnh, cảm giác không rõ nét lắm nhưng với người dân Sài Gòn, họ đủ biết Noel đang về và đồng nghĩa một năm mới sắp bắt đầu. Với mỗi người, khi nhắc về tết, họ đều có những cảm xúc riêng và chỉ họ mới hiểu nó ý nghĩa như thế nào. Còn riêng tôi, 28 cái tết đã qua, trừ lúc bé khi chưa nhận thức được gì – tôi chưa bao giờ có một cái tết đúng nghĩa.
Mẹ ơi, dù rằng con đã lấy chồng, có gia đình riêng nhưng con vẫn không quên lời mẹ dặn. Con biết rằng xung quanh con còn lắm những mảnh đời kém may mắn, họ cần lắm sự giúp đỡ dù là nhỏ nhoi. Hạnh phúc nhất khi mang đến niềm vui cho nhiều người nhất, con sẽ cố gắng sống thật tốt để có thể thay đổi số phận, con biết rằng trong sâu thẳm tâm hồn mình con “yêu” tết lắm. |
Tết – trong tiềm thức, trái tim mỗi người là thời gian gia đình đoàn tụ bên nhau, cùng nhau gói bánh chưng bánh tét, là cùng trò chuyện bên nồi bánh trong khi châm nước, chêm củi đến tận trời sáng. Tết – là cùng nhau ăn bữa cơm gia đình với đầy đủ thành viên, là hạnh phúc khi nhận được phong bao lì xì từ những người thân yêu trong gia đình.
Còn gia đình tôi tết năm ấy đến cả nhà đâm lo. Nhà tôi nghèo lắm, những vụ giáp hạt mẹ toàn ăn sắn, khoai, nhường cơm trắng cho bốn đứa con. Nhớ lại là rơi nước mắt với món “cơm độn sắn nạo”… Mẹ nấu cơm độn thêm củ sắn nạo nhỏ rồi bảo chúng tôi ăn đi, ngon lắm. Chúng tôi ăn một cách ngon lành, đứa em út còn bảo đó là cơm nếp… Bố mẹ vừa ăn khoai vừa rơi nước mắt rồi bảo bụi hôm nay sao nhiều thế, bay vào cả mắt… Tuổi nhỏ ngây thơ chị em tôi chưa kịp hiểu đời bố mẹ nhọc nhằn…
Vậy nên tết đến là tôi ghét lắm bởi chúng tôi không có áo mới như chúng bạn, đi những đôi dép nhựa hàn chi chít bên cạnh những đôi xăngđan còn mới của chúng bạn. Nhà nghèo, bữa ăn còn phải chạy từng bữa thì lấy gì mà lo tết. Tết đến ai nấy đều có thịt treo trong nhà, bánh chưng thơm, rượu ngon. Đó dường như đã là những quy luật của người dân quê tôi. Còn nhà tôi khi đó dự trữ toàn sắn, ngô, khoai trong căn nhà tranh rách nát.
Tết đó là tết năm 1996, mẹ tôi cũng buồn lắm, chiều 30, mẹ ra vườn hái mấy quả trứng gà (quả lê ki ma), táo, chặt nải chuối vào làm mâm ngũ quả. Tôi phụ mẹ hái hoa mà mình tự trồng: hoa đồng tiền, hoa mẫu đơn cắm vào cái lọ để lên bàn thờ. Mọi thứ cũng tươm tất, chỉ là không có bánh chưng, không có thịt. Tối đến, mẹ lựa những bộ đồ đẹp nhất để chị em tôi mặc ngày tết.
Sáng mùng một thay vì mọi người đến nhà anh em chúc tết, tôi ở nhà cùng mẹ nấu cám lợn, cho gà con ăn… Một phần vì thời tiết lạnh cũng chẳng muốn đi đâu, phần vì ra ngoài thấy chúng bạn mặc toàn đồ đẹp, mình mặc đồ cũ nát, đi dép rách bên cạnh những đôi xăngđan còn thơm mùi nhựa mới nên thấy ngại ngùng.
Mỗi lần nghĩ lại tôi thấy rơi nước mắt chẳng hiểu sao mà nhà mình nghèo thế. Mấy năm sau, khi cuộc sống khá hơn, nhà tôi đón tết sung túc hơn, nhưng chúng tôi quan niệm tết đến mọi người tụ họp bên nhau nhưng sẽ không lãng phí dù là một bát cơm trắng hay một miếng bánh chưng. Đó là những thứ mà trước đây chị em tôi ao ước.
Chúng tôi bảo nhau nhìn về quá khứ để không lãng phí, để cố gắng cho cuộc sống đủ đầy. Chúng tôi tận dụng những bộ đồ không mặc nữa, còn lành để quyên góp cho những em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn có được bộ quần áo để vui xuân. Khi đủ lớn để hiểu, tôi mới thấm thía, mới thương mẹ biết bao khi năm xưa mẹ đã cơ cực lo cho chị em tôi được bằng bạn, bằng bè.
Cuộc thi viết “Giúp mẹ ngày xuân” sẽ nhận bài đến 24g ngày 31-12-2013, dành cho tất cả công dân Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam (trừ cán bộ, nhân viên báo Tuổi Trẻ). Bài thi có thể đề cập đến một hay nhiều nội dung sau: chia sẻ những cảm xúc, kỷ niệm khi cùng mẹ chuẩn bị đón tết cổ truyền, những suy nghĩ, ý thức, trách nhiệm với cha mẹ và gia đình trong ngày tết, những kế hoạch dự định giúp đỡ mẹ trong việc chuẩn đón tết cổ truyền… Những nội dung trên chỉ mang tính gợi ý. Các câu chuyện chia sẻ trong bài thi cần là người thật, việc thật. Bài viết dưới 1.000 chữ bằng tiếng Việt có dấu, chưa từng đăng tải ở bất cứ đâu, kể cả các trang mạng xã hội, blog, diễn đàn…; khuyến khích bài thi có thêm hình ảnh hay hình vẽ minh họa. Có hai cách gửi bài: truy cập địa chỉ liên kết http://tuoitre.vn/giup-me-ngay-xuan, vào mục “Gửi bài” và thực hiện theo hướng dẫn; hoặc tải mẫu dự thi TẠI ĐÂY, hoàn tất bài thi và gửi về email toasoantto@gmail.com. Ban tổ chức không nhận bài viết tay gửi qua đường bưu điện. Các bài dự thi tốt sẽ được đăng hoặc trích đăng trên Tuổi Trẻ Online (tuoitre.vn) và trang web của cuộc thi http://tuoitre.vn/giup-me-ngay-xuan và không có nhuận bút. Cuộc thi là một hoạt động nằm trong chuỗi chương trình “Giúp mẹ ngày xuân” do Hội liên hiệp Thanh niên VN TP.HCM, báo Tuổi Trẻ và Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM phối hợp tổ chức, với sự tài trợ của Công ty Procter & Gamble Việt Nam và Saigon Co-op. Lễ trao giải dự kiến vào ngày 12-1-2014 tại Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM. Cơ cấu giải thưởng: Mỗi giải thưởng gồm giấy chứng nhận của ban tổ chức và các sản phẩm từ đơn vị tài trợ, cụ thể: – Giải nhất: 1 chuyến du lịch dành cho người đoạt giải đi cùng với mẹ trị giá 20 triệu đồng và 1 năm sử dụng sản phẩm Ariel và Downy của P&G – Giải nhì: 1 máy giặt trị giá 5 triệu đồng và 1 năm sử dụng sản phẩm Ariel và Downy của P&G – Giải ba: 1 lò vi ba trị giá 3 triệu đồng và 1 năm sử dụng sản phẩm Ariel và Downy của P&G – Giải bài viết được bạn đọc bình chọn nhiều nhất (dựa trên số lượng bạn đọc bình chọn cho bài viết tại trang web của cuộc thi): 1 máy hút bụi trị giá 3 triệu đồng và 1 năm sử dụng sản phẩm P&G (12 gói sản phẩm Tide + Downy) – 6 giải khuyến khích: 1 năm sử dụng sản phẩm P&G (12 gói sản phẩm Tide + Downy) |
Nguồn: Dulich.tuoitre.vn