Tam giác Alaska – nơi nhiều người đi qua biến mất không vết tích

0
7
Khu vực Tam giác Alaska trên bản đồ. Ảnh: Google Maps.

Hàng trăm cuộc tìm kiếm được thực hiện ở Alaska, nhưng hiếm khi người ta tìm thấy dấu vết nào của các nạn nhân, dù sống hay chết.

Những câu chuyện về máy bay, tàu thủy “bốc hơi” khi đi qua Tam giác Quỷ – vùng biển Đại Tây Dương nằm giữa bang Florida thuộc Mỹ, đảo Puerto Rico và quần đảo Bermuda, đã rất nổi tiếng.

Tuy nhiên, những chuyện đó không chân thực bằng hàng loạt vụ mất tích xảy ra tại Alaska trong hàng chục năm qua. Miền Bắc Mỹ hoang dã này có một vùng đất được mệnh danh là Tam giác Alaska – vốn chết chóc hơn nhiều so với “người anh em” Bermuda.

Khu vực Tam giác Alaska trên bản đồ. Ảnh: Google Maps.

Khu vực Tam giác Alaska trên bản đồ. Ảnh: Google Maps.

Mất tích ở Alaska

Tam giác này trải dài từ thành phố Barrow trên rìa phía bắc bang Alaska tới khu dân cư Anchorage, kéo sang thủ phủ Juneau. Nơi đây có những cánh rừng ken đặc cây cối, nhiều đỉnh núi phủ đầy băng tuyết hay các lãnh nguyên heo hút. Dù không phải nơi an toàn, nhiều người ưa mạo hiểm vẫn dấn thân vào miền hoang dã để khám phá thiên nhiên nơi này. Mỗi năm có hàng trăm cuộc tìm kiếm và giải cứu được thực hiện tại đây. Dù vậy, lượng vũ trang liên bang hiếm khi tìm thấy bất kỳ dấu vết nào của các nạn nhân – dù sống hay chết.

Lần đầu tiên dư luận quan tâm đặc biệt đến Tam giác Alaska là năm 1972, khi chiếc máy bay của đảng viên đảng Dân chủ Hale Boggs biến mất giữa Anchorage và Juneau. Vụ mất tích mở ra một cuộc tìm kiếm cứu hộ lớn nhất nước Mỹ, trên phạm vi 8,2 triệu ha, với 40 phi cơ quân sự, 50 máy bay dân dụng. 39 ngày trôi qua, toàn bộ lực lượng không thấy bất kỳ dấu vết nào, từ mảnh vụn cho tới các phần thi thể. Sau vụ tai nạn này, Quốc hội Mỹ đã thông qua luật bắt buộc mọi máy bay dân sự phải lắp đặt hệ thống định vị khẩn cấp.

Ông Hale Boggs (phải) mất tích khi đang trên đường tới Juneau để tham gia một chiến dịch tranh cử cho đồng nghiệp

Ông Hale Boggs (phải) mất tích khi đang trên đường tới Juneau để tham gia chiến dịch tranh cử cho đồng nghiệp Nick Begich (trái), đảng viên đảng Dân chủ của Hạ viện Mỹ ở Alaska. Đây là tấm ảnh cuối cùng họ chụp cùng nhau trước vụ mất tích. Ảnh: Seattle Weekly.

Năm 1990, chiếc phi cơ hạng nhẹ Cessna 340 mất tích trên bầu trời Alaska với một phi công và 4 hành khách, không ai có tin tức gì. Năm 1950, một máy bay quân sự chở 44 hành khách “bốc hơi” không dấu vết khi bay qua đây. Những vụ biến mất bí ẩn tập trung điển hình tại vùng Tam giác Alaska, với hơn 16.000 nạn nhân. Thống kê cho thấy, cứ 1.000 người tại Alaska lại có 4 người mất tích – tỷ lệ gấp đôi những khu vực khác của Mỹ.

Tự nhiên hay phi tự nhiên?

Một trong những lý do nhiều người cho rằng gây ra các vụ mất tích là địa hình tự nhiên thách thức cả những phi công kỳ cựu nhất. Năm 1947 máy bay Star Dust của hãng British South American Airways biến mất khi bay từ Buenos Aires, Argentina đến Santiago, Chile. Vụ tai nạn trở thành bí ẩn trong hơn 50 năm. Tới năm 1998, hai người Argentina mới tình cờ tìm thấy xác máy bay khi leo núi Tupungato. Kết quả điều tra cho thấy máy bay dường như đâm thẳng vào một núi băng dựng đứng, gây ra vụ lở băng chôn vùi tất cả trong giây lát.

Dù vậy, không có khả năng nào cho thấy mọi chiếc máy bay mất tích trong Tam giác Alaska đều gặp lở tuyết, hay lở băng. Hơn nữa, nạn nhân còn là những nhà leo núi, du khách hay cư dân Alaska biến mất tại đây khi họ không đi máy bay. Câu hỏi được đặt ra là: vậy những người này mất tích như thế nào?

Nhiều giả thuyết được đưa ra, một trong số đó có liên hệ tới nhân vật hư cấu Kushtaka. Nhân vật này từng xuất hiện trong cuốn  “Tìm kiếm Kushtaka – Bigfoot khác của Alaska: Rái cá trên cạn của người da đỏ Bắc Mỹ” của tác giả Dennis Waller. 

Kushtaka có nghĩa là “người rái cá trên cạn”, được mệnh danh là Bigfoot của Tam giác Alaska. Theo truyền thuyết, Kushtaka thường xuất hiện trong hình dạng người yếu thế như một người thân hay một đứa trẻ  để dụ nạn nhân tới gần sông nước. Chúng sẽ xé xác nạn nhân hoặc biến họ thành một Kushtaka khác.

Kushtaka là nhân vật huyền thoại của thổ dân da đỏ vùng Alaska. Ảnh: Mitos, Monstruos y Leyendas.

Kushtaka là nhân vật huyền thoại của thổ dân da đỏ vùng Alaska. Ảnh: Mitos, Monstruos y Leyendas.

Một lý giải thực tế hơn là những núi băng hùng vỹ của Alaska có thể đã nuốt “chửng” những nạn nhân hoặc máy bay. Thực chất những núi băng có nhiều khoảng trống lỗ chỗ như tổ ong, với các hang động ẩn có thể chứa vừa cả một căn nhà hay tòa cao ốc. Xét thêm khí hậu vùng cực với những trận tuyết rơi dày đặc, nhiều người cho rằng hiện tượng “biến mất trong không khí” tại Tam giác Alaska thực chất là “bị tự nhiên chôn vùi”.

Tam giác Alaska - nơi hàng nghìn người một đi không trở lại/Tam giác Alaska - phiên bản trên cạn của
 
 

Tam giác Alaska – nơi hàng nghìn người một đi không trở lại/Tam giác Alaska – phiên bản trên cạn của

 Đoàn khách hú vía khi đi du thuyền trên vùng biển Alaska và chứng kiến một tảng băng cao 60 m đổ xuống biển, những khối băng vụn văng tới thuyền khiến một người gãy chân. Video: @simplestlife/YouTube.

Theo Curiosity

Nguồn: Vnexpress.net