Sông Hằng – Nơi lưu giữ trái tim của nền văn hóa Ấn Độ

0
14

[kdn-iframe src=”https://player.sohatv.vn/embed/100228/?vid=vtv/2019/11/25/2511tg-goc-nhin-1574697775943647477886-7443d1574747560751.mp4″ width=”800px” height=”400px” frameborder=”0″][/kdn-iframe]

VTV.vn – Rất nhiều thế hệ người Ấn sinh sống, thực hiện mọi nghi lễ quanh con sông và khi chết cũng hòa mình về với dòng sông thiêng.

Nghi lễ tắm sông Hằng linh thiêng trong lễ hội Kumbh Mela được xem là cuộc tụ họp lớn nhất của loài người trên hành tinh, với khoảng 30 triệu người tham gia lễ hội trong cùng 1 ngày. Sông Hằng suốt bao đời nay vẫn mang một sức ảnh hưởng lạ kỳ trong tâm thức của người dân Ấn Độ. 

Mỗi khi bình minh lên, một nhịp sống lại bừng dậy bên dòng sông. Đó có thể là một sinh hoạt tôn giáo trang nghiêm. Tuy nhiên, cách không xa lại là những hoạt động sống rất đời thường. Mỗi buổi sáng, có hàng vạn người dân Ấn Độ đổ ra sông Hằng để tắm hay đơn giản chỉ để gặp gỡ chuyện trò.

Sông Hằng dài hơn 2.500km, bắt nguồn từ dãy Himalaya, chảy qua nhiều vùng và quốc gia tại Nam Á. Nhưng nơi linh thiêng nhất được cho phải là ở Thành phố Varanasi, thủ phủ tâm linh của các tín đồ Hindu giáo. Theo quan niệm, các tín đồ Hindu giáo khi chết phải được hỏa táng tại nơi đây để rồi tro cốt được rải xuống khúc sông này.

Nếu như lịch sử tư tưởng Ấn Độ là một phần quan trọng của lịch sử tư tưởng thế giới thì sông Hằng chính là một nhân tố quan trọng để hình thành nên hệ thống tư tưởng đó. Nhưng với những người Ấn Độ, những con người sống tắm sông Hằng, chết chìm dưới sống Hằng thì dòng sông vẫn là một lời nhắc nhở về một cách sống bình lặng và uyển chuyển theo sự xoay vần của số phận.

Nguồn: Vtv.vn