Quá khứ tối tăm của hòn đảo nơi diễn ra cuộc gặp Trump – Kim

0
10
Để tới hòn đảo này, du khách chỉ có một lối duy nhất. Đó là đi qua một cây cầu nối với đất liền. Điều này khiến hòn đảo trở nên tách biệt và riêng tư. Ảnh: News.

Sentosa, nơi diễn ra cuộc gặp lịch sử giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ – Triều Tiên, từng là nỗi ám ảnh chết chóc với người dân Singapore.

Tổng thống Donald Trump sẽ có cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại khách sạn Capella trên đảo Sentosa, Singapore vào ngày 12/6. Những ngày gần đây, Sentosa nhanh chóng trở thành cái tên hot trên bản đồ du lịch, được nhiều người quan tâm.

Để tới hòn đảo này, du khách chỉ có một lối duy nhất. Đó là đi qua một cây cầu nối với đất liền. Điều này khiến hòn đảo trở nên tách biệt và riêng tư. Ảnh: News.

Hòn đảo tách biệt với thành phố Singapore và riêng tư, khách tới đây phải đi qua một cây cầu nối với đất liền, đi cáp treo hoặc tàu. Ảnh: News.

Cách đây vài thập kỷ, Sentosa vẫn là nơi ít người muốn đặt chân tới, kể cả người dân Singapore. Trong quá khứ, hòn đảo có tên là Pulau Belakang Mati (trong tiếng Mã Lai, nghĩa là hòn đảo của cái chết sau lưng), theo News.

Một trong những giả thuyết về cái tên này là do quá khứ của hòn đảo. Trước đây, hòn đảo nhiệt đới rộng 500 ha này từng là đại bản doanh của những tên cướp biển nổi tiếng. 

Theo một giả thuyết khác, hòn đảo được coi là thiên đường của những linh hồn quân lính – với hài cốt được chôn cất trên đảo Pulau Brani sát Sentosa, Ủy ban Thư viện Quốc gia Singapore cho biết.

Cái tên đảo chết chóc cũng được dùng để ám chỉ về một căn bệnh nguy hiểm đã càn quét hòn đảo vào cuối những năm 1840, cướp đi sinh mạng của phần lớn người dân nơi đây.

Vào Thế chiến II, hòn đảo cũng trở thành một chứng nhân lịch sử. Sau khi Singapore đầu hàng Nhật Bản vào năm 1942, Sentosa bị biến thành nơi giam giữ tù nhân chiến tranh Australia và Anh. Thời kỳ đó, nơi đây được biết đến là một nhà tù tàn bạo.

Đây cũng là nơi kết thúc cuộc đời của nhiều người Singapore gốc Hoa trong thời gian Nhật Bản chiếm đóng. Những người này thường bị cáo buộc là có hoạt động chống Nhật. Những người bị xử tử phần lớn là dân thường. Theo Straits Times, khoảng 300 tù nhân bị hành quyết trên bãi biển dài 2 km, hiện là một sân golf lớn.

Từ cuối thế kỷ 19, người Anh từng xây dựng pháo đài Siloso trên đảo Sentosa để bảo vệ Singapore, thương cảng quan trọng của Hoàng gia Anh, khỏi mọi quân xâm lăng tiếp cận từ đường biển. Tuy nhiên, trong Thế chiến II, những họng pháo của quân đội Anh lại chĩa vào Singapore để đánh bại quân đội Nhật Bản tiến vào từ Malaysia. Ngày nay, du khách có thể tham quan pháo đài này, nơi còn lưu giữ nhiều hiện vật từ thời chiến.

Từ cuối thế kỷ 19, người Anh từng xây dựng pháo đài Siloso trên đảo Sentosa để bảo vệ Singapore, thương cảng quan trọng của Hoàng gia Anh, khỏi mọi quân xâm lăng tiếp cận từ đường biển. Tuy nhiên, trong Thế chiến II, những họng pháo của quân đội Anh lại chĩa vào Singapore để đánh bại quân đội Nhật Bản tiến vào từ Malaysia. Ngày nay, du khách có thể tham quan pháo đài này, nơi còn lưu giữ nhiều hiện vật từ thời chiến.

Lịch sử của hòn đảo sang chương mới vào những năm 1970, khi chính phủ Singapore quyết định biến nơi đây thành thiên đường du lịch. Và cái tên Sentosa ra đời, mang theo một ý nghĩa là hòa bình và yên tĩnh, theo tiếng Mã Lai. Nó cũng được quảng cáo là khu nghỉ dưỡng hàng đầu ở Singapore. Mỗi năm, hòn đảo đón khoảng 20 triệu khách du lịch nhờ những bãi biển tuyệt đẹp, sòng bạc và công viên giải trí hấp dẫn.

Hiện tại, đảo có 17 khách sạn, hai sân golf, bãi biển 3 km cùng các điểm tham quan khác như trường quay Universal, bảo tàng sáp Madame Tussauds, công viên nước... và những trung tâm mua sắm khổng lồ. Ảnh: News.

Hiện tại, đảo có 17 khách sạn, hai sân golf, bãi biển 3 km cùng các điểm tham quan khác như trường quay Universal, bảo tàng sáp Madame Tussauds, công viên nước… và những trung tâm mua sắm khổng lồ. Ảnh: News.

Đây còn là nơi nghỉ dưỡng riêng tư của những người giàu có nhất Singapore, sẵn sàng bỏ ra hàng chục triệu USD để sở hữu những căn biệt thự ven biển. Căn biệt thự đắt giá nhất ở đây lên đến 39 triệu USD.

Khách sạn Capella trên đảo, nơi diễn ra cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ – Triều Tiên, là một khu phức hợp sang trọng, đẳng cấp 5 sao. Giá phòng một đêm lên tới 10.000 USD. Nơi đây từng tiếp đón những ngôi sao hạng A như Madonna hay Lady Gaga, nhưng chưa từng tổ chức một sự kiện chính trị nào tầm cỡ như cuộc gặp thượng đỉnh Trump – Kim.

Quá khứ tối tăm của hòn đảo nơi diễn ra cuộc gặp Trump - Kim
 
 

Quá khứ tối tăm của hòn đảo nơi diễn ra cuộc gặp Trump – Kim

Khách sạn Capella chuẩn bị thế nào cho cuộc gặp thượng đỉnh. Nguồn: AFP. 

Nguồn: Vnexpress.net