Anvil Varma, một nhà phát triển bất động sản hàng đầu, đã dùng cụm từ “bãi rác đắt nhất thế giới” để miêu tả những căn biệt thự bỏ hoang ở phía Bắc London, nước Anh, này.
Đại lộ Bishops ở Hampstead, phía bắc London, là một trong những con đường đắt giá nhất của nước Anh nhưng lại xuất hiện nhiều ngôi nhà bỏ hoang. Có tổng cộng 66 biệt thự được xem là đáng giá nhất trên Đại lộ Bishops ở Hampstead nhưng một số căn đã bị bỏ hoang và bị phá hủy mặc dù giá trị của chúng không hề nhỏ. Ảnh: Graeme Robertson.
Hiện tại, các nhà nghiên cứu đô thị đã đi sâu vào trong một số tòa nhà đổ nát này để xem tình trạng của chúng và định giá những lâu đài sang trọng này trước khi chúng bị bỏ phế như vậy. Ảnh: Abandoned World Explorer.
Những hình ảnh trên được chụp từ biệt thự Redcroft, một tòa lâu đài đã bị bỏ hoang khá lâu với bể bơi không có nước, dương xỉ leo khắp tường và cầu thang, mọi vật dụng đã hư hỏng nặng. Ảnh: Graeme Robertson.
Những căn biệt thự như thế này được mua vào những năm 80 và trong nhiều năm qua thì hoàn toàn không có người ở. Ngày nay, bạn sẽ phải bỏ ra khoảng 3 triệu bảng để mua một căn hộ hai phòng ngủ nằm trên đại lộ danh giá này và nếu muốn mua một căn biệt thự ở đây bạn sẽ cần tiêu tốn đến 15 triệu bảng. Ảnh: Graeme Robertson.
Theo cuộc điều tra của The Guardian vào năm 2014, hàng loạt biệt thự bỏ hoang có tổng trị giá lên đến 350 triệu bảng. Trong ảnh là rác trên sàn tại biệt thự Redcroft. Ảnh: Graeme Robertson.
Hiện tại, các căn hộ và văn phòng sang trọng đã đươc xây dựng tại nhiều điểm trên đại lộ danh giá nhưng một vài nơi thì vẫn tồn tại những biệt thự đổ nát và vô chủ. Ảnh: Graeme Robertson.
Một căn phòng từng rất tráng lệ ở The Towers giờ đổ nát, nấm mốc, ẩm ướt, dương xỉ mọc xuyên tường. Ảnh: Graeme Robertson.
Mạng nhện phủ các cửa sổ, gạch vụn từ trần nhà sụp đổ nằm trên sàn và các bức tường được bao phủ trong ẩm ướt. Ảnh: Graeme Robertson.
Theo The Guardian, có khoảng 16 căn biệt thự trên dại lộ đã bị bỏ hoang sau một thời gian ngắn sử dụng. Bên cạnh đó, một phần ba tổng số những biệt thự hùng vĩ này không hề có dấu vết của sự sống với hơn 120 phòng ngủ hoàn toàn trống rỗng. Ảnh: Graeme Robertson.