Rác nilon dập dềnh mặt biển, người Việt nhìn nhau đỏ mặt ở vịnh Hạ Long

0
6
Rác nilon dập dềnh mặt biển, người Việt nhìn nhau đỏ mặt ở vịnh Hạ Long

Chỉ chừng 5, 10 phút đi thuyền từ chợ cá Hạ Long (phường Bạch Đằng, TP Hạ Long), du khách đã bắt gặp nhiều rác thải, túi nilon nổi lềnh bềnh trên mặt biển.

Năm 1994, vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Đây cũng là nơi đón lượng du khách lớn hàng năm.

Nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam, bao gồm vùng biển của thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả và một phần của huyện đảo Vân Đồn, vịnh Hạ Long có tổng diện tích 1553 km2 với 1969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó 989 đảo có tên và 980 đảo chưa có tên.

Vùng di sản được thế giới công nhận có diện tích 434 km2 bao gồm 775 đảo, như một hình tam giác với ba đỉnh là đảo Đầu Gỗ (phía tây), hồ Ba Hầm (phía nam) và đảo Cống Tây (phía đông). 

Không chỉ là di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận 2 lần (năm 1994 và 2000), vịnh Hạ Long còn được bình chọn là một trong 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới và luôn nằm trong danh sách những vịnh đẹp nhất trên thế giới cho đến nay.

Tuy nhiên, tại khu vực ngoài biển gần chợ cá Hạ Long vẫn còn hiện tượng rác thải, nilon đủ loại nổi lềnh bềnh trên mặt biển, ảnh hưởng nặng nề đến cảnh quan và là mối nguy hại lâu dài đến môi trường vịnh Hạ Long.

Rác nilon dập dềnh mặt biển, người Việt nhìn nhau đỏ mặt ở vịnh Hạ Long
Chợ cá Hạ Long nằm bên đường Trần Quốc Nghiễn, một bên là bờ biển thuộc vịnh Hạ Long – được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Đây cũng là một trong những chợ cá lớn ở thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. 
Rác nilon dập dềnh mặt biển, người Việt nhìn nhau đỏ mặt ở vịnh Hạ Long
Khu chợ cũng nằm gần núi Bài Thơ – thắng cảnh nổi tiếng cả nước. Chợ thường họp sáng sớm và chiều muộn.
Rác nilon dập dềnh mặt biển, người Việt nhìn nhau đỏ mặt ở vịnh Hạ Long
 Chỉ cách khu chợ chừng 5 phút đi thuyền, mặt biển nổi lềnh bềnh nhiều rác thải, nilon các loại.
Rác nilon dập dềnh mặt biển, người Việt nhìn nhau đỏ mặt ở vịnh Hạ Long
Rác nilon dập dềnh mặt biển, người Việt nhìn nhau đỏ mặt ở vịnh Hạ Long
Tác hại của nilon đã được những nhà khoa học, các tổ chức bảo vệ môi trường trên thế giới đưa ra cảnh báo từ nhiều năm trước đối với môi trường. Nilon rất khó phân hủy trong môi trường tự nhiên. Theo kết quả nghiên cứu, chiếc túi nilon nhỏ bé và mỏng manh như vậy nhưng lại có quá trình phân hủy có thể kéo dài từ 500 đến 1.000 năm nếu không bị tác động của ánh sáng mặt trời.
Rác nilon dập dềnh mặt biển, người Việt nhìn nhau đỏ mặt ở vịnh Hạ Long
Rác tập trung nhiều gần các xóm thuyền của ngư dân.
Rác nilon dập dềnh mặt biển, người Việt nhìn nhau đỏ mặt ở vịnh Hạ Long
Rác nilon dập dềnh mặt biển, người Việt nhìn nhau đỏ mặt ở vịnh Hạ Long
Rác nilon dập dềnh mặt biển, người Việt nhìn nhau đỏ mặt ở vịnh Hạ Long
Nhiều khu vực rác thải nilon trôi nổi với mật độ khá dày đặc.
Rác nilon dập dềnh mặt biển, người Việt nhìn nhau đỏ mặt ở vịnh Hạ Long
Đủ loại rác thải được đổ xuống biển.
Rác nilon dập dềnh mặt biển, người Việt nhìn nhau đỏ mặt ở vịnh Hạ Long
 Không chỉ là di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận 2 lần (năm 1994 và 2000), vịnh Hạ Long còn được bình chọn là một trong 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới và luôn nằm trong danh sách những vịnh đẹp nhất trên thế giới cho đến nay.
Rác nilon dập dềnh mặt biển, người Việt nhìn nhau đỏ mặt ở vịnh Hạ Long
Những thùng rác cỡ lớn nổi trên mặt biển được đặt rải rác khắp khu xóm chài nhưng tình trạng xả rác bừa bãi xuống biển vẫn tồn tại ở nơi đây.

Lê Anh Dũng

Nguồn: Vietnamnet.vn