Paris, London và câu chuyện cấm xe ở 15 thành phố nổi tiếng thế giới

0
16
Paris, London va cau chuyen cam xe o 15 thanh pho noi tieng the gioi hinh anh 1

Khi các thành phố nhỏ dần thực hiện thành công kế hoạch cấm xe hơi, nhiều khu vực đô thị lớn cũng đã có những hành động đi theo chính sách bảo vệ môi trường thiết thực này.

Paris, London va cau chuyen cam xe o 15 thanh pho noi tieng the gioi hinh anh 1
Madrid (Tây Ban Nha): Madrid, thủ đô và là thành phố lớn nhất của Tây Ban Nha, lớn thứ ba trong Liên minh châu Âu, sau London và Berlin, đã bắt đầu hạn chế một số phương tiện chạy bằng động cơ và khí đốt. Bất kỳ chiếc xe nào bị phát hiện vi phạm các quy tắc mới sẽ phải nộp phạt khoảng 100 USD. Vào ngày đầu tiên, lệnh cấm đã cắt giảm thành công số phương tiện tham gia giao thông trên con phố đông đúc nhất Madrid xuống 1/3. Thành phố hy vọng lệnh cấm sẽ tác động đến khoảng 20% lượng xe đi vào trung tâm đô thị. Đến năm 2020, toàn bộ những chiếc xe chạy bằng động cơ sẽ không được phép vào và phương tiện chạy bằng khí đốt cũng sẽ bị cấm sau năm 2022.
Paris, London va cau chuyen cam xe o 15 thanh pho noi tieng the gioi hinh anh 2
Paris (Pháp): Một nghiên cứu năm 2018 cho thấy ô nhiễm không khí ở Paris đứng thứ hai trong số 13 thành phố châu Âu. Để giải quyết thực trạng đó, Anne Hidalgo, nữ thị trưởng đầu tiên của Paris đã đưa ra chính sách hạn chế đối với các phương tiện đi lại được sản xuất trước năm 1997, tuyên bố cấm xe hơi đi lại trong trung tâm thành phố từ 10-18h vào ngày chủ nhật đầu tiên của mỗi tháng.
Paris, London va cau chuyen cam xe o 15 thanh pho noi tieng the gioi hinh anh 3
New York (Mỹ): Ngoài việc tạo ra các khu vực dành riêng cho người đi bộ ở những địa điểm nổi tiếng như quảng trường Thời đại, Herald, Madison, thành phố đã cấm xe đi lại trong các đường phố nội bộ của công viên Trung tâm, nơi đón khoảng 42 triệu du khách mỗi năm. Ngoài ra, New York cũng đã xây dựng nhiều làn đường dành cho xe đạp hơn trong năm 2018.
Paris, London va cau chuyen cam xe o 15 thanh pho noi tieng the gioi hinh anh 4
Oslo (Na Uy): Thủ đô của Na Uy đang thực hiện sứ mệnh trở thành thành phố trong sạch vào năm 2030. Hạn chế phương tiện là một phần quan trọng trong mục tiêu đó. Năm 2019, rất nhiều biện pháp đã được đưa ra, bao gồm hạn chế phương tiện cá nhân, xây dựng lối đi mới dành cho người đi bộ và giảm xuống ít hơn 700 điểm đỗ xe. Trong khi kế hoạch cấm vĩnh viễn tất cả xe còn khá chậm so với tiến độ, phó thị trưởng phát triển đô thị của thành phố Oslo vẫn cho rằng trung tâm thành phố sẽ không xuất hiện phương tiện cá nhân nào vào năm 2020.
Paris, London va cau chuyen cam xe o 15 thanh pho noi tieng the gioi hinh anh 5
London (Anh): Ít nhất một nửa các con đường ở trung tâm thành phố London đã trở thành khu vực “ưu tiên cho người đi bộ”. Biện pháp mới này là một phần trong kế hoạch nhằm giảm lưu lượng giao thông tại Square Mile, trung tâm đô thị của London, nơi có khoảng 480.000 hành khách đi lại hàng ngày. Bắt đầu từ tháng 4/2019, các phương tiện “xe ôm” công nghệ sẽ được thêm vào danh sách phải trả “phí tắc nghẽn” 14,70 USD mỗi ngày khi di chuyển ở trung tâm London.
Paris, London va cau chuyen cam xe o 15 thanh pho noi tieng the gioi hinh anh 6
Mexico (Mexico): Thành phố Mexico đã ban hành lệnh cấm lái xe vào thứ bảy nhưng điều đó đã không đi theo kế hoạch. Từng là thành phố ô nhiễm nhất thế giới, từ năm 2008, khu vực này dần cải thiện chất lượng không khí hơn nhờ vào chính sách cấm tài xế sử dụng xe hơi vào thứ bảy. Kế hoạch hy vọng sẽ giảm 15% lượng khí thải xe cộ, nhưng một nghiên cứu vào năm 2017 đã cho thấy các chất ô nhiễm trên bầu trời không thay đổi nhiều. Nhà nghiên cứu người Mỹ phát hiện ra rằng mọi người đã chọn taxi để di chuyển trong ngày bị cấm xe.
Paris, London va cau chuyen cam xe o 15 thanh pho noi tieng the gioi hinh anh 7
Copenhagen (Đan Mạch): Đan Mạch sẽ cấm bán phương tiện sử dụng xăng dầu diesel từ năm 2030 và bắt đầu thay thế bằng xe điện từ năm 2035. Copenhagen, thủ đô của đất nước này cũng sẽ được hưởng lợi từ chính sách đó. Ngoài ra, thành phố cũng là nơi thân thiện với xe đạp khi hơn một nửa dân số lựa chọn phương tiện này để đi làm mỗi ngày. Thói quen đi lại bằng xe đạp được khuyến khích hơn bởi một loạt đường cao tốc chỉ dành cho xe đạp, các khu vực dành riêng cho người đi bộ đã có từ những năm 1960. Thành phố hiện là một trong những nơi có tỷ lệ sở hữu xe hơi thấp nhất châu Âu.
Paris, London va cau chuyen cam xe o 15 thanh pho noi tieng the gioi hinh anh 8
Brussels (Bỉ): Brussels gần đây đã áp dụng mức phạt 400 USD đối với các phương tiện động cơ đi vào một số khu vực nhất định của trung tâm thành phố. Lệnh cấm này được thi hành thông qua hàng trăm camera quan sát nhưng các nhà môi trường nói rằng chúng chỉ áp dụng cho khoảng 1% số xe trong thành phố. Thành phố hy vọng sẽ cấm tất cả các xe động cơ vào năm 2030. Để thúc đẩy kế hoạch này, Brussels cũng đã ban hành một số biện pháp như miễn phí vé tàu điện ngầm, xe điện, xe buýt và xe đạp dùng chung vào những ngày ô nhiễm không khí cao.
Paris, London va cau chuyen cam xe o 15 thanh pho noi tieng the gioi hinh anh 9
Milan (Italy): Milan, kinh đô thời trang của thế giới đang tung ra một loạt các lệnh cấm góp phần thực hiện mục tiêu trở thành thành phố không động cơ vào năm 2030. Bắt đầu từ ngày 21/1, thành phố sẽ cấm các xe động cơ cũ, từ đó sẽ mở rộng lệnh cấm đối với những phương tiện chạy bằng nhiên liệu khác. Tháng 9 năm ngoái, thành phố cũng đã thực hiện lệnh cấm sử dụng xe hơi tư nhân ba ngày.
Paris, London va cau chuyen cam xe o 15 thanh pho noi tieng the gioi hinh anh 10
Rome (Italy): Chất lượng không khí tồi tệ ở Rome có thể đe dọa đến tuổi thọ của các di tích lịch sử trong thành phố. Một nghiên cứu năm 2017 từ Bộ Văn hóa thành phố cho thấy 3.600 tượng đài bằng đá và 60 tác phẩm điêu khắc bằng đồng có thể xuống cấp nghiêm trọng do ô nhiễm không khí. Để chống lại nguy cơ này, Rome đã cam kết cấm xe động cơ di chuyển trong trung tâm thành phố vào năm 2024. Mặc dù thành phố cũng đã ban hàng một số lệnh cấm tạm thời, một số cư dân ở đây đã tìm cách bỏ qua.
Paris, London va cau chuyen cam xe o 15 thanh pho noi tieng the gioi hinh anh 11
Athens (Hy Lạp): Tháng 12/2016, thị trưởng Athens, Giorgos Kaminis cùng các thị trưởng của Paris, Madrid và thủ đô của Mexico đã cam kết cấm xe chạy bằng động cơ diesel vào năm 2025. Thành phố dần hạn chế phương tiện diesel vào trung tâm thành phố bằng cách biển xe kết thúc bằng số chẵn cấm lái xe vào ngày chẵn và ngược lại.
Paris, London va cau chuyen cam xe o 15 thanh pho noi tieng the gioi hinh anh 12
Frankfurt (Đức): Tháng 9/2018, một tòa án liên bang đã ra lệnh Đức cấm tất cả các phiên bản mới nhất với khoảng 60.000 xe chạy bằng động cơ diesel trong năm 2019. Tuy nhiên, thủ tướng Đức, Angela Merkel đã phản đối biện pháp này, gọi đó là “bất bình đẳng”. Một đại diện cho tổ chức xe máy lớn nhất ở Đức cũng cáo buộc lệnh cấm này. Đức là một trong sáu quốc gia gần đây bị Liên minh châu Âu đưa ra tòa vì khiến công dân nước này phải chịu cảnh ô nhiễm không khí quá lớn.
Paris, London va cau chuyen cam xe o 15 thanh pho noi tieng the gioi hinh anh 13
Berlin (Đức): Một tháng sau phán quyết của tòa án tại Frankfurt, Berlin cũng được lệnh cấm xe diesel sản xuất trước giữa năm 2015 di chuyển trong một số khu vực của thành phố. Lệnh cấm sẽ bắt đầu có hiệu lực vào tháng 4, lúc đó khoảng 200.000 xe sẽ bị ảnh hưởng. Chính phủ Đức cũng đã đưa ra các ưu đãi cho những khách hàng trang bị thêm cho những chiếc xe cũ của họ để tiết kiệm nhiên liệu hơn.
Paris, London va cau chuyen cam xe o 15 thanh pho noi tieng the gioi hinh anh 14
Bogotá (Colombia): Thành phố Bogotá, Colombia, đã thực hiện một chương trình xe miễn phí có tên Ciclovía từ năm 1974. Vào chủ nhật hàng tuần, từ 7-14h, quãng đường khoảng 120 km sẽ cấm xe hơi đi lại, chỉ dành cho những người đi bộ. Hoạt động này đã thu hút khoảng 1,7 triệu người đi bộ, tức một phần tư dân số của thành phố.
Paris, London va cau chuyen cam xe o 15 thanh pho noi tieng the gioi hinh anh 15
Amsterdam (Hà Lan): Amsterdam sẽ chỉ cho phép các phương tiện không có khí thải di chuyển trong thành phố vào năm 2030. Chính phủ Hà Lan đã dành khoảng 115 triệu USD để cải thiện đường cho xe đạp, bãi đậu xe. Khoảng 282 USD cũng được chi ra để hoàn thiện cơ sở hạ tầng. Mặc dù xe đạp khá phổ biến ở Amsterdam, Hà Lan hy vọng thành phố sẽ tăng thêm 200.000 người sử dụng phương tiện này trong tương lai.
Bài thi lừng danh của tài xế taxi London – tỷ lệ chọi như Hải quân Mỹ Để trở thành tài xế lái xe taxi màu đen ở London, Anh, bạn phải trải qua bài kiểm tra khó khăn, với tỷ lệ đỗ như gia nhập Hải quân Mỹ.

Nguồn: News.zing.vn