Ốc đảo hiện ra như ảo ảnh giữa sa mạc Peru

0
17
Ốc đảo rợp bóng cây. Ảnh: AOL.

Người dân đồn thổi rằng hồ nước trong ốc đảo Huacachina là nơi một thiếu nữ xinh đẹp tắm tiên và bị một chàng thợ săn bắt gặp.

Nếu đi dưới cái nắng oi bức của sa mạc quá lâu, con người có thể gặp ảo giác về những hồ nước trong xanh dưới bóng cọ – khung cảnh khó tồn tại giữa biển cát khổng lồ. Tuy nhiên, “ảo giác” này hoàn toàn có thật giữa những đụn cát phía tây nam Peru.

Nằm cách thành phố biển Ica 4 km, ốc đảo Huacachina hiện ra như một chốn siêu thực chỉ có trong phim. Theo truyền thuyết cổ, Huacay China, một cô gái xinh đẹp trong vùng, đang tắm tiên dưới hồ nước thì bị một chàng thợ săn trẻ phát hiện. Nàng Huacay bỏ chạy khi thấy bóng người lạ trong tấm gương soi. Gương vỡ tan biến thành đầm phá, vạt áo dài bung bay, rớt lại phía sau hóa những đụn cát khổng lồ bao quanh. Cô gái liền lặn xuống nước sâu để trốn người lạ mặt.

Người dân đồn thổi rằng nàng Huacay ngày nào vẫn còn sống trong ốc đảo Huacachina và đã hóa thành tiên cá. Thực ra, hồ nước El Cascajo trong ốc đảo này hình thành từ mạch nước ngầm của sa mạc.

Ốc đảo rợp bóng cây. Ảnh: AOL.

Ốc đảo rợp bóng cây. Ảnh: AOL.

Chỉ có khoảng 100 cư dân, Huacachina đón hàng chục nghìn du khách mỗi năm. Tin tức về ốc đảo xanh giữa lòng sa mạc này chỉ bắt đầu lan xa từ những năm 1940, khi một spa của giới nhà giàu khẳng định nước trong đầm phá của nó có thể chữa lành bệnh tật. Tuy nhiên, đến thập niên 50, Huacachina bỗng mờ nhạt và bị bỏ hoang trong hàng chục năm sau.

Phải đến thập niên 90, những du khách hiếu kỳ lại đổ xô tới ốc đảo xinh đẹp này. Các công ty tour bắt đầu tổ chức những chuyến lái xe địa hình, trượt cát… để thu hút giới ưa mạo hiểm tới trải nghiệm.

Viện Văn hóa Quốc gia sau này công nhận Huacachina là di sản văn hóa của Peru và chính phủ quyết định in hình ốc đảo lên mặt sau của đồng tiền 50 nuevo sol phát hành lần đầu vào năm 1991. Ảnh: Robert Luna.

Viện Văn hóa Quốc gia sau này công nhận Huacachina là di sản văn hóa của Peru và chính phủ quyết định in hình ốc đảo lên mặt sau của đồng tiền 50 Nuevo Sol phát hành lần đầu vào năm 1991. Ảnh: Robert Luna.

Tới đầu những năm 2000, tình trạng đào giếng tràn lan đe dọa nguồn nước của Huacachina. Để bù đắp cho tổn thất này và bảo tồn di sản, các doanh nghiệp địa phương bắt đầu bơm nước vào hồ. Tuy nhiên, hồ nước trong ốc đảo ngày càng ô nhiễm do cơ sở hạ tầng phát triển xung quanh.

Từ năm 2010, Marino Morikawa, một nhà khoa học Peru gốc Nhật, nghiên cứu thành công công nghệ nano để hồi sinh hồ El Cascajo của Huacachina – nơi ông từng dành cả tuổi thơ để câu cá.

Trong 6 tháng, Marino phát triển một hệ thống tạo bọt micro-nano và bộ lọc sinh học để làm sạch toàn bộ khu vực đầm phá của ốc đảo. Đến 2014, sau những nỗ lực của Marino và cộng sự, 40 loài chim đã di cư về El Cascajo, 10 loài cá sinh sôi trở lại trong hồ.

Du khách chèo thuyền trên hồ El Cascajo. Ảnh: AWL.

Du khách chèo thuyền trên hồ El Cascajo. Ảnh: AWL.

Ngày nay du khách đến với Huacachina có thể chèo thuyền trên hồ nước giữa ốc đảo, ngồi xe địa hình khám phá những đụn cát bao quanh với giá 50 USD mỗi giờ, chơi trượt cát, hay ngắm hoàng hôn rực rỡ từ sa mạc. Nếu muốn nghỉ ngơi, du khách có thể thuê phòng nghỉ ngay trong làng hoặc cắm trại trong những khu khám phá mạo hiểm.

Bí ẩn về ốc đảo hiện ra như ảo ảnh giữa sa mạc Peru
 
 

Bí ẩn về ốc đảo hiện ra như ảo ảnh giữa sa mạc Peru

Trải nghiệm mạo hiểm tại Huacachina. Video: Arthur Da Silva Locquet/YouTube.

Phạm Huyền (Theo News)

Nguồn: Vnexpress.net