Nơi phụ nữ không được đặt chân tới

0
16
Nơi phụ nữ không được đặt chân tới

Hy Lạp Phụ nữ không được phép xuất hiện trong vòng 500 m từ bờ biển, thậm chí động vật giống cái cũng không được đi trên núi thiêng Athos.

Nơi phụ nữ không được đặt chân tới

Núi Athos nằm trên một bán đảo rộng 335 km2. Đây là nơi sinh sống của cộng đồng Kitô giáo lâu đời nhất trên thế giới, có niên đại từ thế kỷ 9. Ảnh: Travis Dove.

Nơi phụ nữ không được đặt chân tới

Ở đây có 20 tu viện và khoảng 2.000 tu sĩ. Núi Athos cấm phụ nữ cách đây hơn 1.000 năm. Họ không được phép xuất hiện trong phạm vi 500 m từ đường biển.

Tuy nhiên vẫn có những người phụ nữ bất chấp luật cấm để đến bán đảo. Trong cuộc nội chiến Hy Lạp từ năm 1946 đến 1949, nơi đây đã được trao lại cho nông dân, kéo theo phụ nữ và những cô gái trẻ đến săn bắn. Năm 1953, một phụ nữ Hy Lạp cải trang thành đàn ông để tới đây. Sau đó quốc gia này phải ra lệnh cấm phụ nữ tới Athos với hình phạt 12 tháng tù dành cho người vi phạm.

Gần đây nhất năm 2008, bốn phụ nữ Moldova bị những kẻ buôn người bỏ rơi trên hòn đảo. Cảnh sát địa phương bắt giữ bốn người này nhưng một giới chức cho biết những tu sĩ đã tha thứ cho họ. Ảnh: Lonicel Stefan/Shutterstock.

Nơi phụ nữ không được đặt chân tới

Luật cấm áp dụng cho cả động vật giống cái, ngoại trừ mèo vì chúng bắt chuột rất giỏi. Luật lệ này được cho là bắt nguồn từ tích Đức mẹ Maria bị dạt tới bán đảo Athos, bà đã cầu nguyện nơi đây là của riêng mình. Nơi đây vẫn được gọi là “vườn của Đức mẹ” và chỉ bà đại diện cho phái nữ của mình trên núi Athos. 

Người ta tin rằng, sự hiện diện của phụ nữ có thể khiến các tu sĩ mất tập trung, khiến họ có mong muốn kết đôi và lập gia đình. Điều đó là tội lỗi.

Tiến sĩ Graham Speake, tác giả của cuốn Núi Athos Đổi mới ở thiên đường cho biết, toàn bộ bán đảo được coi là một tu viện khổng lồ. Vì vậy, cấm phụ nữ là biện pháp đơn giản nhất để các tu sĩ hoàn toàn độc thân. Ảnh: Vlas2000.

Nơi phụ nữ không được đặt chân tới

Bán đảo cũng hạn chế du lịch, mỗi ngày chỉ đón khoảng 100 người hành hương và 10 khách nam. Họ có thể nghỉ lại 3 đêm tại một trong 20 tu viện.

Vài tu sĩ không muốn bị khách hành hương làm phiền. “Họ đến đây chỉ để nhìn chúng tôi. Điều đó làm tôi cảm thấy mình như một con khỉ trong vườn thú”, linh mụcVeserius nói. Ảnh: Ververidis Vasilis/Shutterstock.

Nơi phụ nữ không được đặt chân tới

Ở bên trong các tu viện được trang trí công phu. Đây cũng là nơi các tu sĩ sống và sinh hoạt. Việc cầu nguyện chiếm phần lớn thời gian, hầu hết diễn ra vào ban đêm khi tu viện yên tĩnh nhất. Vào rạng sáng, các tu sĩ thắp nến. Họ tin rằng đây là thời điểm mình gần với Chúa nhất và những lời cầu nguyện có thể được nghe thấy. Ảnh: Rick Findler.

Nơi phụ nữ không được đặt chân tới

Khi ăn uống, các tu sĩ phải giữ im lặng và nghe kinh cầu nguyện. Thức ăn của họ chủ yếu là rau, đôi khi có cá và nước hoặc rượu vang. Hầu hết thực phẩm được trồng trong các trang trại của tu viện, và tu sĩ còn có vườn nho để làm rượu vang. Ảnh: Rick Findler.

Nơi phụ nữ không được đặt chân tới

Ngoài cầu nguyện, các tu sĩ dành thời gian để dọn dẹp nhà khách, nấu rượu vang, chuẩn bị bữa tối, xây dựng và cải tạo tu viện. Khi làm việc, họ cũng thường đọc kinh, vì quan niệm đó là công việc Chúa trực tiếp ban cho. Ảnh: Rick Findler.

Nơi phụ nữ không được đặt chân tới

Các tu sĩ vẫn đoàn kết ngay cả khi qua đời. Hài cốt của họ được rửa trong rượu vang đỏ, theo phong tục Hy Lạp cổ đại và đặt trong nhà nguyện. Họ cho rằng, rời khỏi cuộc sống thật thanh thản nếu quan niệm đang sống cho Chúa và chết với thế giới bên ngoài. Ảnh: Travis Dove.

Nơi phụ nữ không được đặt chân tới

Một số tu sĩ sống biệt lập, thay vì ở lại trong tu viện để tránh phiền nhiễu. Nơi cách biệt này được gọi là Karoulia, với các ngôi nhà chênh vênh trên vách đá. Họ tin rằng ở đó gần gũi với Chúa hơn.

Hầu hết các ngôi nhà ở đây không dễ tiếp cận, nguồn thức ăn, củi được chuyển đến bằng những giỏ hàng gắn vào ròng rọc. Nếu nơi ở quá khó tiếp cận, một người sẽ giương cờ để các tu sĩ khác ghé thăm khi cần giúp đỡ.  Ảnh: Rick Findler.

Nơi phụ nữ không được đặt chân tới

Du khách muốn thăm quần đảo có thể đăng ký bằng cách gửi bản sao hộ chiếu tới Văn phòng Người hành hương, sau đó di chuyển bằng phà từ 2 cảng gần nhất ở thành phố Ouranoupoli và thị trấn Ierissos. Trên ảnh là tu viện Saint Panteleimon, một trong những điểm tham quan lớn nhất trên bán đảo. Ở đây có đủ phòng cho 500 khách một lúc. Ảnh: Rostislav Ageev.

Lan Hương (Theo National Geographic, Guardian)

Nguồn: Vnexpress.net