Bộ lạc Awa xem khỉ, sóc và các loài động vật hoang dã khác như đứa con trong gia đình và nuôi chúng bằng những giọt sữa mẹ.
|
Bộ lạc Awa sống sâu trong rừng rậm Amazon ở Brazil nổi tiếng bởi lòng yêu động vật. Những người dân ở đây nuôi sóc, khỉ… và xem như con của mình. Chúng thậm chí còn được bú sữa mẹ, chăm sóc chẳng khác gì nuôi nấng một đứa trẻ. Ảnh: Apunte.
|
|
Awa được biết đến là một trong số rất ít cộng đồng săn bắt, hái lượm còn sót lại trên lưu vực sông Amazon. Survival International, tổ chức quốc tế bảo vệ các bộ lạc trên thế giới, đã mô tả Awa là “bộ lạc có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất trên hành tinh”. Ảnh: National Geographic.
|
|
Hầu hết người Awa đều nhận nuôi một số loài vật hoang dã làm thú cưng như lợn rừng, sóc, vẹt đuôi dài, các loài gặm nhấm lớn… Trong đó, khỉ là thú nuôi được yêu thích nhất. Những đứa trẻ thuộc bộ lạc đều lớn lên cùng động vật và xem chúng như người bạn thân thiết. Ảnh: Domenico Pugllese.
|
|
Các con vật này còn có thể giúp dân làng làm những công việc hàng ngày như bẻ hạt, thu thập hoa quả từ cây cao, thậm chí trông chừng nhà cửa. Gia đình rất quan trọng đối với người Awa và thú cưng được coi là một phần trong đó. Ảnh: Domenico Pugllese.
|
|
Bộ tộc này luôn phải vật lộn với những đám cháy đang tràn qua các khu rừng Amazon. Những vụ cháy này do các chủ trang trại thực hiện với mục đích chuyển đổi rừng thành đất canh tác. Chính vì lý do đó mà họ phải di chuyển liên tục và tiến ngày càng sâu vào rừng. Ảnh: Pic.jpger.info.
|
|
Năm 1982, Ngân hàng Thế giới và EU đã cho Brazil vay khoảng 750 triệu USD để bảo vệ vùng đất của người dân bản địa từ những người khai thác gỗ bất hợp pháp. Theo Hội đồng Truyền giáo bản địa (CIMI), khoảng 450 bộ lạc đã bị sát hại từ năm 2003 đến 2010. Năm 2014, một bé gái Awa (8 tuổi) được cho là đã bị chủ trang trại thiêu sống khi đi lạc bên ngoài vùng đất được bảo vệ của mình. Ảnh: Twitter.
|
|
Không dễ dàng để bạn có thể gặp gỡ bộ lạc này. Tính đến năm 2018, bộ lạc Awa còn 80 cư dân sinh sống sâu trong khu rừng Maranhao, phía đông Amazon, chủ yếu dựa vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên để tồn tại và hoàn toàn tách biệt với thế giới bên ngoài. Ảnh: Domenico Pugllese, Survivial International.
|
Nguồn: News.zing.vn