Nơi khách ăn xong phải tự rửa bát

0
12

Nhật Bản Muốn ăn mì udon lừng danh Okayama, thực khách phải đến thật sớm để xếp hàng. Bởi nơi bán đặc sản này chỉ mở cửa một tiếng mỗi ngày.

Nơi bán món mì udon tươi trứ danh này chính là Matsuka Seimen, nằm ở tỉnh Okayama. Nhưng điều thú vị hơn nữa là Matsuka không phải nhà hàng, nó là một xưởng làm mì truyền thống, do gia đình họ Matsuka điều hành. Hiện tại, chủ nhà hàng là ông Youichi Matsuka, sống cùng vợ và con trai, Taichi.

Dù đông khách, gia đình Matsuka không muốn mở nhà hàng mà vẫn tiếp tục giữ mô hình xưởng sản xuất mì sợi. Ngày nay, nhà Matsuka đã cung cấp bát cho du khách dùng mì tại quán, nhưng họ phải tự dọn rửa sau khi ăn.

[ Với các đơn đặt hàng dày đặc của siêu thị, chủ cửa hàng, ông Youichi Matsuka luôn bận rộn chế biến mì, còn vợ ông, bà Keiko, cân và chia mì vào hàng trăm gói nhỏ. Taichi, con trai của họ có nhiệm vụ làm bột, vớt mì vừa luộc nóng sang phần làm mát và cũng hỗ trợ cân và đóng gói để giao hàng. Ảnh: BBC.

Với các đơn đặt hàng dày đặc của siêu thị, chủ cửa hàng, ông Youichi Matsuka luôn bận rộn chế biến mì, còn vợ ông, bà Keiko, cân và chia mì vào hàng trăm gói nhỏ. Taichi, con trai của họ có nhiệm vụ làm bột, vớt mì vừa luộc nóng sang phần làm mát, hỗ trợ cân và đóng gói để giao hàng. Ảnh: BBC.

Từ năm 2004, nhà Matsuka đã nổi tiếng trong việc sản xuất và cung cấp sợi mì udon tươi cho các cửa hàng địa phương. Hương vị và chất lượng của sợi mì rất thơm ngon, nhiều người đã đề nghị gia đình Matsuka dành riêng vài mẻ mì tươi để nấu ngay sau khi cán. Hai năm sau, họ đồng ý với lời đề nghị và bắt đầu nấu thêm mì udon tươi, nhưng chỉ bán từ 6h đến 7h. Khách hàng phải tự mang theo bát đũa.

Ban đầu, chỉ có người dân địa phương tới ăn. Sau đó, cơ sở mì thu hút thêm nhiều du khách. Ngày nay, quang cảnh quen thuộc ở nơi này là nhiều người xếp hàng dài đợi đến lượt ăn mì từ 6h sáng. Cuối tuần, nơi đây phục vụ khoảng 200 người. Phương châm của Matsuka Seimen là: “Ăn mì tươi vào buổi sáng sẽ giúp bạn có một ngày tuyệt vời”. Người dân tin rằng mì udon giúp làm ấm cơ thể và cung cấp nhiều năng lượng để làm việc.

Xưởng sản xuất từ 50 – 75 kg udon mỗi ngày, công thức vẫn giống như cách đây 32 năm, khi bố của ông Youchi bắt đầu bán mì sợi. Ông Youichi tin mì là “vật thể sống”. Những người thợ làm mì thay đổi tỷ lệ giữa các loại bột udon và nước, cũng như thời gian nghỉ của bột tùy theo độ ẩm và nhiệt độ không khí xung quanh. Họ đổ bột mì, bột uchiko (bột chuyên dụng làm mì udon) vào máy nhào và thêm nước. Sau khi bột đã nhuyễn và được nhào khoảng 7 phút, ông Youichi mang các miếng bột ra khỏi máng nhào và thả vào bồn nhựa, nơi trộn bột bằng tay.

Tiếp theo, ông phủ bột bằng một miếng vải sạch, đi tất mới vào chân và nhào bột thêm vài phút nữa bằng cách dẫm lên nó một cách nhịp nhàng. Bột được ủ trong tủ lạnh đến ngày hôm sau. Vì bột quá cứng để cán hoàn toàn bằng tay, nên nó được cán trước bằng máy. Sau đó, bột được cán bằng tay thêm một lần nữa và đưa qua máy cắt để làm thành sợi mì.

  

Mì sau khi cắt sẽ được đun sôi và phục vụ ngay lập tức. “Nếu không ăn mì sau 30 phút khi đã nấu chín, udon mất đi vị ngon và trở thành một thứ hoàn toàn khác”, Youichi giải thích.

Ngoài số mì được phục vụ trực tiếp vào buổi sáng, lượng lớn sợi mì udon còn lại sẽ được đóng gói trong các gói nhỏ để ăn tại bệnh viện, trường học hoặc bán tại các siêu thị địa phương. Trong những trường hợp đó, mì sợi ngay lập tức được ngâm vào nước lạnh sau khi được đun sôi hai lần. “Việc này làm cho mì sợi ngừng chín và giữ được kết cấu, hương vị”, Taichi chia sẻ.

Giá mỗi tô mì phụ thuộc vào số lượng đồ ăn kèm và kích thước sho (tô nhỏ) hoặc dai (tô lớn). Mức giá khoảng 350 - 500 yen (75.000 - 110.000 đồng). Ảnh: Heated/Medium.

Giá mỗi tô mì phụ thuộc vào số lượng đồ ăn kèm và kích thước “sho” (tô nhỏ) hoặc “dai” (tô lớn). Mức giá khoảng 350 – 500 yen (75.000 – 110.000 đồng). Ảnh: Heated/Medium.

Sau khi mì được nấu chín, một trong ba người nhà Matsuka đưa bát mì cho khách hàng và họ được tự chọn các loại gia vị. Các gia vị ăn kèm được xếp dọc theo tường cạnh khu vực làm mì như trứng sống, hành lá xắt nhỏ (negi) và gia vị cay (taberu rayu). Bên cạnh đó, nước tương, súp nhúng mì, ponzu (tương đậu nành), thịt cá ngừ khô (katsuobushi) và bột chiên giòn (tenkasu) cũng được đặt sẵn trên chiếc bàn hẹp, dọc theo hành lang nơi mọi người xếp hàng chờ ăn udon.

Món mì được yêu thích ở đây là kamatama (mì udon với trứng sống và gia vị ăn kèm tùy chọn). Mặc dù có nhiều món mì đa dạng khác như udon cà ri hoặc udon củ cải trong thực đơn ăn sáng, hầu hết thực khách vẫn chọn mì udon nguyên bản.

Ngân Dương (Theo BBC)

Nguồn: Vnexpress.net