Những điều người Mỹ không thích trong 12 năm sống ở Việt Nam

0
24
Những điều khách Tây không thích ở Việt Nam

Dù yêu Việt Nam, Michael Gailey vẫn không thích giao thông và bị “dị ứng” với tiếng ồn, ô nhiễm ở đây.

Michael Gailey, đến từ Alaska (Mỹ), hiện là CEO của một công ty đa quốc gia. Sống ở Việt Nam đã lâu, ông Gailey chia sẻ một số điều mình không thích về quốc gia này trên Quora.

Tôi là một người Mỹ đã sống ở Việt Nam trong 12 năm. Tôi kết hôn với một người phụ nữ Việt và nhận nuôi ba cô con gái người Việt. Có thể nói, tôi đã chứng kiến và trải nghiệm văn hóa Việt Nam hơn những người phương Tây bình thường. Ở Việt Nam, tôi có nhiều điều để thích hơn là không thích. Nhưng dưới đây là vài điều tôi không thích.

Tiếng Việt

Ngôn ngữ này nghe rất hay và âm tiếng Anh của người Việt cũng dễ chịu. Nhưng để nói được tiếng Việt lại là thử thách khó nhằn, ít nhất với một người trưởng thành.

Đây là một ngôn ngữ có âm sắc, chỉ một khác biệt nhỏ trong cách phát âm cũng có thể biến đổi ngữ nghĩa của từ. Từng học vài từ và cụm từ, tôi thấy biết ơn khi người Việt thường muốn giúp đỡ và nỗ lực để giao tiếp với tôi. Không giống như bất kỳ điều gì khác mình không thích về Việt Nam, tôi không muốn tiếng Việt phải thay đổi chút nào.

Những điều khách Tây không thích ở Việt Nam
 
 

Những điều khách Tây không thích ở Việt Nam

Cô gái Mỹ gốc Việt Kayla Nguyễn sáng tác bài hát về số đếm cho người nước ngoài. Video: Vietglish Fun.

Dây điện

Tôi không thích những cây cột chằng chịt dây điện, cáp điện thoại… và chỉ muốn chúng ẩn đi đâu đó. Tại Việt Nam, tính thẩm mỹ của hệ thống dây điện không phải vấn đề lớn. Trong những năm gần đây, tôi thấy có nhiều nỗ lực được thực hiện nhằm giảm bớt những búi dây điện trên từng con phố.

Khách Tây thường bất ngờ trước những cột điện chằng chịt dây điện. Ảnh: Anthropogen.

Khách Tây thường bất ngờ trước những cột điện chằng chịt dây điện. Ảnh: Anthropogen.

Một điều khác là bóng đèn huỳnh quang phổ biến trong mọi ngôi nhà hay văn phòng. Với tôi, thứ ánh sáng trắng lóa mắt ấy thật không dễ chịu cho mắt.

Giao thông

Tôi sẽ không phàn nàn nhiều về giao thông. Trong những tháng đầu tiên tại việt Nam, lái xe máy trên phố đông người dường như là hành động dại dột, đe dọa tính mạng đối với tôi.

Nhưng tôi nhận ra rằng khi mình đã quen với dòng xe, điều đó lại trở thành niềm vui. Tốc độ giới hạn của xe lưu thông nội đô là khoảng 40 km/h, vì vậy người dân tham gia giao thông sẽ không tăng tốc quá tùy tiện. Tôi đã chạy xe máy được khoảng 50.000 km mà chưa từng gặp tai nạn.

Ồn ào

Còi xe trên đường có thể là một điều khiến người Việt tự hào. Bằng cách nào đó bạn phải phân biệt những loại còi đang được nhấn quanh bạn, xem tiếng còi nào báo hiệu bạn chắn đường của ai đó đang vội, tiếng còi nào thuộc về người giục giã bạn di chuyển khi đợi đèn đỏ.

Phần lớn còi xe không biểu đạt cơn giận dữ hay mối nguy hiểm, hầu như đó chỉ là một cách vui để nói: Này, tôi ở đây, cẩn thận đấy!. Ảnh: Tom Fakler.

Phần lớn còi xe không biểu đạt cơn giận dữ hay mối nguy hiểm, hầu như đó chỉ là một cách vui để nói: “Này, tôi ở đây, cẩn thận đấy!”. Ảnh: Tom Fakler.

Ô nhiễm

Những thành phố lớn thường gặp nhiều vấn đề với ô nhiễm. Chất lượng không khí nhìn chung kém, nhiều người phải đeo khẩu trang để chống bụi.

Thích gì ở Việt Nam

Nếu được hỏi “Bạn yêu điều gì ở Việt Nam?”, câu trả lời của tôi sẽ là một danh sách dài hơn với ẩm thực, lòng mến khách, cảnh đẹp, văn hóa và tính thân thiện, cởi mở của phần lớn người Việt.

Nguồn: Vnexpress.net