Những cầu thang hút giới trẻ check-in ở TP.HCM

0
85
bao tang tp.hcm anh 1

Với kiến trúc cổ kính, nơi đây có nhiều góc check-in đẹp hút giới trẻ.

bao tang tp.hcm anh 1

1. Nơi nào sau đây ở TP.HCM có góc cầu thang hút giới trẻ check-in?

  • Dinh Nam Phương
  • Bảo tàng TP.HCM
  • Nhà thờ Đức Bà

Tọa lạc tại 65 Lý Tự Trọng, quận 1, Bảo tàng TP.HCM có nhiều góc check-in hút giới trẻ, trong đó có cầu thang mang thiết kế đối xứng với những đường cong duyên dáng. Ảnh: Thuc.ng12.

bao tang tp.hcm anh 2

2. Tòa nhà nay là Bảo tàng TP.HCM do ai thiết kế?

  • Kiến trúc sư Foulhoux
  • Kiến trúc sư Soulhoux
  • Kiến trúc sư Houlhoux

Theo thông tin giới thiệu của Bảo tàng TP.HCM, tòa nhà bảo tàng do kiến trúc sư người Pháp Foulhoux vẽ kiểu và thiết kế, được xây dựng năm 1890 theo kiểu cổ điển – phục hưng, với mặt tiền tầng lầu mang nét Tây phương, song phần mái lại mang dáng dấp Á Đông. Ảnh: Chloecaoo__.

bao tang tp.hcm anh 3

3. Bảo tàng chính thức mang tên “Bảo tàng TP.HCM” từ khi nào?

  • 1999
  • 2009
  • 2019

Theo thông tin giới thiệu, thời Pháp, mục đích ban đầu của tòa nhà này vốn làm Bảo tàng Thương mại, trưng bày những sản vật trong nước. Qua những thăng trầm lịch sử, năm 1999, nơi đây chính thức mang tên Bảo tàng TP.HCM như hiện nay. Ảnh: Shashasekharan.

bao tang tp.hcm anh 4

4. Phong tục hôn nhân là một nội dung tái hiện ở phòng trưng bày nào của Bảo tàng TP.HCM?

  • Phòng “Các dân tộc ở Sài Gòn – TP.HCM”
  • Phòng “Văn hóa Sài Gòn – TP.HCM”
  • Phòng “Sài Gòn – TP.HCM với vùng đất Nam Bộ”

Đến phòng trưng bày “Văn hóa Sài Gòn – TP.HCM” ở Bảo tàng TP.HCM, du khách có cơ hội tìm hiểu một số phong tục, tín ngưỡng, giáo dục cùng những bộ môn nghệ thuật đặc trưng của vùng đất này, ví dụ như phong tục hôn nhân. Ảnh: Sunsaigon.

bao tang tp.hcm anh 5

5. Phòng trưng bày “Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp Sài Gòn – TP.HCM” ở Bảo tàng TP.HCM giới thiệu một số nội dung nào?

  • Nghề thủ công truyền thống như làm gốm, kim hoàn, chạm khắc gỗ…
  • Những cơ sở công nghiệp đầu tiên, các thương hiệu được tin dùng…
  • Tất cả những nội dung trên

Tại phòng trưng bày “Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp Sài Gòn – TP.HCM”, du khách được giới thiệu một số nghề thủ công truyền thống như làm gốm, kim hoàn, chạm khắc gỗ, đúc đồng… cùng đôi nét về công nghiệp tại vùng đất này với những cơ sở công nghiệp đầu tiên, các thương hiệu được tin dùng… Ảnh: Meoclover.

bao tang tp.hcm anh 6

6. Đâu là phòng trưng bày ở Bảo tàng TP.HCM giới thiệu về vật trung gian trong trao đổi buôn bán?

  • Phòng “Giấy bạc Việt Nam”
  • Phòng “Tiền Việt Nam”
  • Phòng “Vàng Việt Nam”

Phòng “Tiền Việt Nam” ở Bảo tàng TP.HCM giới thiệu các hiện vật tiền tệ từ thế kỷ 10 đến nay ở nước ta. Các loại tiền vốn là vật trung gian trong trao đổi buôn bán, đóng vai trò quan trọng trong xã hội, qua đó thấy được dấu ấn của lịch sử. Ảnh: Iamphuongtr.

bao tang tp.hcm anh 7

7. Hệ thống trưng bày ở Bảo tàng TP.HCM có phần trưng bày nào sau đây?

  • Trưng bày siêu thực
  • Trưng bày trên không
  • Trưng bày ngoài trời

Ngoài trưng bày cố định, trưng bày chuyên đề, Bảo tàng TP.HCM còn có phần trưng bày ngoài trời với các hiện vật như máy bay A.37, pháo cao xạ 37 mm, súng thần công… Ảnh: Alia.zul.

Khám phá địa đạo Củ Chi, nơi được đề xuất Di sản thế giới Địa đạo Củ Chi (TP.HCM), với khoảng 250 km đường hầm được thiết kế độc đáo dưới lòng đất, vừa được đề xuất trình UNESCO ghi vào danh mục Di sản thế giới.

Nguồn: News.zing.vn