Những thử thách về tâm lý trong quá trình leo lên ngọn núi cao 8.611 mét còn lớn hơn nhiều so với các khó khăn về thể chất
Vanessa O’Brien tiết lộ cách bà chinh phục đỉnh K2 ở dãy Himalaya (hay còn gọi là Godwin-Austen hoặc Chhogori) cao thứ nhì thế giới sau Everest, một trong những ngọn núi nguy hiểm nhất thế giới với rất nhiều thử thách khiến các tay leo núi kỳ cựu phải chùn bước.
Vanessa từng trải qua cảnh không thể tắm trong 5 ngày liên tiếp và trông thấy toàn bộ thực phẩm dự trữ của mình bị đông đá trong hành trình chinh phục đỉnh K2 kéo dài 16 tiếng bao gồm cả leo lên đỉnh và xuống núi.
Tuy nhiên, với niềm đam mê đặc biệt dành cho các chuyến phiêu lưu mạo hiểm, bà vẫn luôn tìm được cách để sinh tồn và trở về nhà tại New York an toàn.
Người phụ nữ 52 tuổi cho biết những thử thách về tâm lý trong quá trình leo lên ngọn núi cao 8.611 mét này còn lớn hơn nhiều so với các khó khăn về thể chất.
Với niềm đam mê đặc biệt dành cho các chuyến phiêu lưu mạo hiểm, Vanessa O’Brien vẫn luôn tìm được cách để sinh tồn và trở về nhà tại New York an toàn
Đỉnh K2 là một trong những ngọn núi nguy hiểm nhất thế giới với rất nhiều thử thách khiến các tay leo núi kỳ cựu phải chùn bước
Có những ngày bà phải đương đầu với bão tuyết và sức gió lên đến 50km/h, trông thấy xác chết của những người đã bỏ mạng trong quá trình chinh phục đỉnh K2 hay chống chọi với nhiệt độ thấp hơn âm 40 độ C.
Để leo lên những ngọn núi cao hiểm trở, người leo phải được trang bị đầy đủ dụng cụ chuyên dụng như mũ bảo hiểm, rìu, giày gắn đinh và quần áo bảo hộ.
Ngoài ra, Vanessa còn phải chuẩn bị dụng cụ lọc nước bằng tia cực tím và đồ vệ sinh cá nhân để không phải ra khỏi lều vào ban đêm, khi nhiệt độ xuống cực thấp. Theo bà, người leo núi luôn phải đảm bảo sức khỏe thật tốt để trụ vững trong điều kiện khắc nghiệt, vấn đề ăn uống phải cẩn thận để tránh bị tiêu chảy hoặc đau dạ dày.
Càng lên cao, cơ thể càng giảm nhu cầu thèm ăn. Dù vậy, bà vẫn cố gắng nạp thêm năng lượng bằng súp, mì, cơm, thanh năng lượng và thực phẩm dành cho em bé.
Để leo lên những ngọn núi cao hiểm trở, người leo phải được trang bị đầy đủ dụng cụ chuyên dụng
Vanessa chuẩn bị dụng cụ lọc nước bằng tia cực tím
Người leo núi luôn phải đảm bảo sức khỏe thật tốt để trụ vững trong điều kiện khắc nghiệt
Càng lên cao, cơ thể càng giảm nhu cầu thèm ăn
Hành trình kéo dài 16 tiếng bao gồm cả leo lên đỉnh và xuống núi
Cuối cùng, sau nhiều năm lên kế hoạch, người phụ nữ 52 tuổi cũng có thể hoàn thành được mục tiêu.
“Tôi không thể bỏ cuộc, cũng không cho phép ai nói rằng mình không thể leo được trừ phi chính tôi muốn thế. Chuyến đi là bài học quý về sự kiên trì, quyết tâm, tập trung và chấp nhận rủi ro”, Vanessa nói.
Tính đến thời điểm này, chỉ có 20 người phụ nữ có thể leo lên đến đỉnh ngọn núi K2. Chuyến đi tiêu tốn của bà gần 50.000 bảng Anh. Tuy nhiên, vì không có con nên Vanessa và chồng chỉ cần cắt giảm một số chi phí sinh hoạt và du lịch để tiết kiệm tiền.
Vanessa O’Brien
Bà cũng được ghi tên vào sách kỷ lục thế giới với thành tích là người phụ nữ leo lên bảy đỉnh núi trong thời gian ngắn nhất, bao gồm đỉnh Everest ở Nepal, đỉnh Aconcagua ở Argentina, đỉnh Denali ở Alaska, đỉnh Kilimanjaro ở châu Phi…, đồng thời bà là người phụ nữ Anh gốc Mỹ đầu tiên chinh phục được đỉnh K2.
Nguồn: Dulich.tuoitre.vn