Nhà hát ngoài trời ở khu di tích Termessos – Ảnh: HOÀNG LÊ GIANG
Đến được đây phải băng qua muôn vàn công trình đổ nát, những cột trụ khổng lồ, những cổng vòm cao xây dựng trên núi đá.
Có lẽ do địa thế này mà khoảng năm 300 năm trước công nguyên, Alexander Đại Đế từng bao vây Termessos nhưng bỏ cuộc vì khó đánh chiếm. Để rồi đến khoảng 500 năm sau công nguyên thì vương triều sụp đổ mà không có tài liệu nào ghi lại nguyên nhân.
Nhiều giả thuyết được đặt ra, do động đất, do mất nguồn nước dẫn đến sự diệt vong, do nội chiến, do di cư… Thế nhưng trải qua ngàn năm cũng chưa từng có bất kỳ một cuộc khảo cổ nào nên những gì hậu thế biết được chỉ là những tàn tích và bí ẩn không lời giải đáp.
Con đường đá gập ghềnh để đi lên khu di tích Termessos – Ảnh: MỸ AN
Những phế tích nhuốm màu thời gian trên những con đường đá của Termessos – Ảnh: MỸ AN
Leo lên nơi cao nhất của di tích này là Amphitheatre – nhà hát ngoài trời đặc trưng của văn hóa Hy Lạp – La Mã, không khỏi ngậm ngùi lẫn cảm khái cái đẹp của phong cảnh của một thời huy hoàng đã qua.
Nơi đây hơn 2000 năm trước đã vang lên những bài hát, vở kịch, tiếng khán giả vỗ tay. Giờ đây dường như vẫn còn âm vang.
Nơi cao nhất của di tích Termessos là Amphitheatre – nhà hát ngoài trời đặc trưng của văn hóa Hy Lạp – La Mã – Ảnh: HOÀNG LÊ GIANG
Một cổng đá của nhà hát cổ ở Termessos – Ảnh: HOÀNG LÊ GIANG
Vẻ đẹp cổ kính của di tích hàng ngàn năm tuổi của đất nước Thổ Nhĩ Kỳ – Ảnh: HOÀNG LÊ GIANG
Cứ một chốc gió lại thổi mây kéo về, từ trời cao mây phủ núi rừng, chạy luồn qua những cổng đá ngàn năm rồi phủ tràn không gian, đất trời như giao thoa và nhà hát là cánh cửa kết nối thiên đường với hạ giới, khung cảnh kỳ bí và huyền ảo khôn tả xiết.
Từ trời cao mây phủ núi rừng… – Ảnh: HOÀNG LÊ GIANG
Mây phủ tràn không gian, khiến đất trời như giao thoa – Ảnh: HOÀNG LÊ GIANG
Nhà hát trở thành cánh cửa kết nối thiên đường với hạ giới – Ảnh: HOÀNG LÊ GIANG
Nguồn: Dulich.tuoitre.vn