Món bánh dâng lên người chết ở Kyrgyzstan

0
16
mon-banh-dang-len-nguoi-chet-o-kyrgyzstan

Người Kyrgyz đặc biệt chú ý tới những con số, khi Bapkeeva làm 7 chiếc bánh tức là ông đang tưởng nhớ một người đã khuất.

Nằm phía Tây Trung Quốc với nhiều núi đồi, Kyrgyzstan là vùng đất trù phú, giàu có về các phong tục truyền thống cổ. Ngoài núi rừng hiểm trở, Kyrgyzstan còn nằm trên “Con đường Tơ lụa” nên dung hòa nhiều ảnh hưởng từ những nền văn hóa khác. 

Có lẽ, không gì thể hiện rõ nét điều này bằng ẩm thực, đặc biệt là borsook – món bánh mì chiên truyền thống. Như những chiếc gối nhỏ nhồi đây bông, borsook được chiên ngập dầu, nhẹ và rỗng.

mon-banh-dang-len-nguoi-chet-o-kyrgyzstan

Borsook mềm mại hơn so với những kiểu bánh chiên giòn thông thường. Ảnh: BBC.

Sự khác biệt là chúng không hề ngọt. Mặc dù có thể thêm mứt hoặc mật ong, người Kyrgyz ăn chúng theo nhiều kiểu khác nhau. Họ có thể ăn kèm bánh với một đĩa cà chua và dưa chuột thái nhỏ, bơ sữa ngựa và một tách trà lớn. Các biến thể của borsook có thể được tìm thấy ở nhiều vùng khác trên thế giới, đặc biệt là Trung Á, bao gồm Kazakhstan, nơi bánh thường được cắt thành các quả bóng tròn và ở Tajikistan, mọi người thường trang trí trên mặt bánh.

Borsook này không đơn thuần là bánh truyền thống của người Kyrgyz, mà còn được coi là thức quà để bày tỏ lòng tôn kính tới những người đã qua đời. Borsook được làm vào mỗi thứ 5 của năm đầu tiên người đó qua đời và trong ngày thứ 40 sau tang lễ, cũng như trong ngày giỗ tròn một năm.

mon-banh-dang-len-nguoi-chet-o-kyrgyzstan-1

Borsook trông như những chiếc gối vuông nhỏ trên bàn ăn ngày lễ hội của người Kyrgyz. Ảnh: BBC.

Nghi lễ này được gọi là jyt chygaruu. Theo truyền thống, sau khi chế biến, mọi người sẽ bày borsook hoặc mai tokoch (một loại bánh mì tròn, được làm từ loại bột của bánh borsook), cùng với kẹo, bánh quy, mứt, mật ong, trái cây, các loại hạt… Sau đó, một người sẽ đọc lại câu thơ trong kinh Koran, và chỉ có phụ nữ hoặc đàn ông trẻ mới kết hôn được điều hành buổi lễ. Những người phụ nữ góa bụa không được phép thực hiện.

Mùi của dầu rán được tin rằng mang những điều mọi người cầu khấn tới người đã khuất. Thực tế, jyt chygaruu có nghĩa là “tỏa hương” trong tiếng địa phương.

Giống như những người Kyrgyz khác, Baktygul Asanbaeva và Guliya Kerimkulova thường dành trọn mùa hè để sống giữa vùng cao nguyên phía trên hồ Issyk-Kul.

mon-banh-dang-len-nguoi-chet-o-kyrgyzstan-2

Khung cảnh núi rừng của Kyrgyzstan. Ảnh: BBC.

Baktygul cho biết: “Từ thời xa xưa, nơi đây là đất đai của tổ tiên chúng tôi. Để tôn vinh họ, mỗi khi từ thị trấn tới đây, chúng tôi sẽ làm bánh borsook và thực hiện nghi lễ jyt chygaruu. Chúng tôi không thể bỏ qua phong tục này được”.

Baktygulvà Guliya cũng thực hiện lễ nghi này và dâng gia súc nếu cầu may mắn. Chẳng hạn, họ có thể cầu mưa khi thời tiết quá nóng. Đặc biệt, mai tokoch còn được cho là món bánh giúp ngăn chặn linh hồn ma quỷ.

Aiganysh Bapkeeva, một người hưu trí sống ở Tosor cho biết: “Nếu có chuyện chẳng lành xảy ra, như ai đó bị ốm hoặc gặp tai nạn, 9 chiếc bánh tokoch sẽ được bày ra như một lời thỉnh cầu”. Người Kyrgyz đặc biệt chú ý tới những con số, khi Bapkeeva làm 7 chiếc bánh tức là ông đang tưởng nhớ một người đã khuất.

Ngoài ra, những chiếc bánh mì còn được dùng cho các sự kiện quan trọng, như đám cưới hay các lễ hội. “Nếu không có borsook, lễ hội sẽ không thể trọn vẹn”, Baktygul khẳng định.

Món bánh mì dành cho người chết trên Con đường Tơ lụa
 
 

Món bánh mì dành cho người chết trên Con đường Tơ lụa

 Không khí gia đình khi chuẩn bị borsook. Video: YouTube.

Theo BBC

Nguồn: Vnexpress.net