Lời tâm sự của người làm nghề gác cửa khách sạn

0
39
loi-tam-su-cua-nguoi-lam-nghe-gac-cua-khach-san

Doorman là từ để chỉ người làm nghề gác cửa ở khách sạn hạng sang hoặc những tòa nhà lớn. Nhiều người cho đây là công việc nhàm chán nhưng ít ai biết rằng chính họ sẽ đem lại cho khách hàng sự thoải mái ngay từ những phút đầu tiên.

Doorman là từ để chỉ người làm nghề gác cửa ở khách sạn hạng sang hoặc những tòa nhà lớn. Công việc của một người gác cửa không “hấp dẫn”, thậm chí còn bị đánh giá là “nhàm chán”. Nhưng ít ai biết được họ chính là nhân tố quan trọng đem lại cho khách hàng sự thoải mái ngay từ những phút đầu tiên.

Ông Jais Adbul Rahman đã làm việc tại Grand Hyatt Singapore từ năm 1972 và hiện quản lý khu tiền sảnh. “Nhiều người hỏi tôi có thích công việc này không, nhưng nói thật tôi chưa bao giờ chán hay đánh giá thấp nó”, ông nói. “Để làm công việc này, bạn cần ba yếu tố: thân thiện, lịch sự và tốt bụng. Bạn sẽ luôn chào đón khách với nụ cười trên môi cùng những câu nói quen thuộc: Chào buổi sáng, xin chào, chào buổi tối. Bạn giúp đưa ra những lời cảnh báo: Xin ngài hãy mang theo ô, trời có thể sẽ mưa ngày hôm nay. Chỉ là những hành động rất nhỏ, nhưng sẽ quyết định ấn tượng của khách hàng đối với nơi họ nghỉ lại”.

loi-tam-su-cua-nguoi-lam-nghe-gac-cua-khach-san

Ông Rahman mở cửa xe đón khách. Ảnh: Lady Ironchef.

Tại nơi ông làm việc, mỗi ca trực sẽ có hai nhân viên gác cửa luôn duy trì sự có mặt để du khách cảm thấy được hoan nghênh. Khi khách đến, người gác cửa sẽ giúp mở cửa xe và mang hành lý. Họ cũng phải làm việc như người điều tiết giao thông để tránh tắc nghẽn bên ngoài sảnh hoặc vẫy taxi khi khách có nhu cầu rời đi.

“Đừng nghĩ công việc này chỉ đơn thuần đóng, mở cửa. Chúng tôi còn là nhân viên tư vấn, bác sĩ, người giữ trẻ, dự báo thời tiết, nhân viên kỹ thuật, hoặc rất nhiều việc không tên khác. Khách muốn hỏi đường? Chúng tôi biết. Khách muốn sửa vật dụng? Chúng tôi cũng biết. Và bạn có thể hỏi chúng tôi vào bất cứ thời gian nào, vì chúng tôi luôn đứng đó cả đêm”, Rahman chia sẻ.

loi-tam-su-cua-nguoi-lam-nghe-gac-cua-khach-san-1

“Lời cảm ơn của khách làm nên một ngày của chúng tôi”. Ảnh: Lady Ironchef.

Theo nhu cầu tăng cao của khách sạn, số lượng người gác cửa cũng tăng gấp đôi. Họ được yêu cầu phải có kiến thức căn bản về khách sạn và địa phương để cho khách hàng những lời khuyên hữu ích. Thông thường, du khách có xu hướng hỏi người gác cửa về các địa điểm cụ thể, nơi nên thăm quan, dịch vụ vui chơi hay ăn uống. Vì thế, người gác cửa giống như cuốn bách khoa toàn thư hay cuốn sách hướng dẫn bỏ túi để giúp đỡ khách hàng trong thời điểm cần thiết. Đây là yêu cầu cao, cũng là thách thức đối với công việc này. Đôi khi, họ cũng phải đi hàng cây số để làm những việc khách yêu cầu như mua thẻ điện thoại, tìm bến xe buýt hoặc chỗ trú ẩn cho khách khi trời mưa.

Khi được hỏi điều gì khiến ông Rahman cảm thấy vui nhất, ông trả lời: “Đó chính là lời cảm ơn của khách hàng. Sự cảm ơn chân thành từ phía họ làm nên một ngày của chúng tôi”.

Xem thêm: Ngôn ngữ bí mật chỉ nhân viên khách sạn mới hiểu

Nguồn: Vnexpress.net