Mùa xuân với muôn hoa khoe sắc và không khí tràn ngập sức sống. Đây cũng là thời điểm các lễ hội truyền thống đồng loạt được tổ chức trên khắp Việt Nam.
1. Lễ hội nào dài nhất trong năm ở nước ta?
Lễ hội chùa Hương (Mỹ Đức, Hà Nội) được khai hội vào ngày 6 tháng Giêng và kéo dài đến hết tháng 3 Âm lịch. Đây được xem là lễ hội kéo dài nhất tại Việt Nam. Mỗi năm, hàng nghìn du khách kéo về khu thắng cảnh Hương Sơn tham gia hành trình về cõi Phật và đắm mình trong không gian của non nước hữu tình. Ảnh: Việt Linh. |
2. Lễ hội Yên Tử được tổ chức tại tỉnh nào?
Lễ hội Yên Tử được tổ chức tại khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử (thuộc xã Thượng Yên Công, huyện Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) bắt đầu từ ngày 10 tháng Giêng đến hết tháng 3 Âm lịch. Núi Yên tử cao hơn 1.000 m, được coi là đất tổ Phật giáo Việt Nam. Hiện nơi đây đã có 2 hệ thống cáp treo giúp du khách rút ngắn thời gian hành hương tới chùa Đồng trên đỉnh núi. Ảnh: Tiến Tuấn, Đức Phạm. |
3. Lễ hội đầu xuân nổi tiếng tại Tây Ninh có tên gì?
Lễ hội núi Bà Đen thường được khai mạc vào mùng 4 tháng Giêng. Đây được xem là một trong những lễ hội mùa xuân lớn nhất phương Nam. Hội xuân này mang tính chất của các hoạt động tín ngưỡng và của Phật giáo, thể hiện những mong ước của người dân về một cuộc sống an khang, thịnh vượng. Ảnh: Mytour. |
4. Tại Nam Định, lễ hội nào bắt đầu vào giờ Tý của ngày 15 tháng Giêng hàng năm?
Từ năm 2000 đến nay, lễ khai ấn đền Trần chính thức được cử hành vào giờ Tý (từ 23h-1h sáng) của ngày 15 tháng Giêng. Lễ khai ấn được bắt đầu từ ngôi đền đặt hòm ấn là Cố Trạch, nằm phía Đông của đền Thiên Trường. Ảnh: Lê Hiếu. |
5. Ấn đền Trần ghi nội dung gì?
4 chữ lớn được khắc trên ấn đền Trần là “Trần Miếu Tự Điển”, có nghĩa “Điển lễ tế tự ở miếu nhà Trần”. Bốn chữ ở cạnh dưới của ấn đền Trần là “Tích Phúc Vô Cương”, có ý nghĩa là việc ban phúc là không có bờ bến. |
6. Phần thi hát quan họ được tổ chức trong lễ hội nào?
Hội Lim (Tiên Du, Bắc Ninh) được tổ chức từ ngày 11-14 tháng Giêng hàng năm. Tối ngày 12 sẽ là đêm hội hát thi quan họ giữa các làng quan họ. Đây là phần hội hay nhất của cả hội Lim và là nét văn hóa độc đáo ở vùng Kinh Bắc. Ảnh: Lê Hiếu. |
7. Lễ hội nào được tổ chức tại làng Sình (Phú Vang, Thừa Thiên Huế) dịp đầu năm?
Hội vật làng Sình là một trong những hoạt động văn hóa mang đậm tinh thần thượng võ của người dân xứ Huế. Lễ hội được tổ chức vào ngày 10 tháng Giêng hàng năm tại khu vực đình làng Lại Ân (còn gọi là làng Sình). Đây cũng là dịp nhân dân cầu mong sức khỏe, làng yên, mùa màng tươi tốt. Ảnh: Mientrungdep. |
Nguồn: News.zing.vn