Làng ‘Địa ngục’ – nơi đóng băng gần như quanh năm ở Na Uy

0
9
Làng Địa ngục - nơi đóng băng gần như quanh năm ở Na Uy

Du khách khi tới ngôi làng có nhiệt độ mùa đông xuống tới âm 25 độ C sẽ nhìn thấy tấm bảng “Chào mừng bạn đến với Địa ngục”.

Nằm ngay cạnh sân bay Trondheim Værnes là ngôi làng nhỏ ở miền trung Na Uy có tên gọi Hell. Khi du khách tới sân bay và check-in trên Facebook, bạn sẽ nhìn thấy lựa chọn “sân bay quốc tế Địa ngục”, theo Life in Norway.

Làng Địa ngục - nơi đóng băng gần như quanh năm ở Na Uy

Vào mùa đông, người dân thường phải đối diện với việc không nhìn thấy mặt trời trong 2 tháng liền. Ảnh: Messy Nessy Chic.

Vào mùa đông, nhiệt độ trung bình ở đây là âm 3,9 độ C. Nhiệt độ lạnh nhất từng ghi nhận là âm 25 độ C. Theo Ingvild Overmo, một người dân địa phương, Hell đóng băng gần như quanh năm. Do đó, “Địa ngục bị đóng băng” là cụm từ được mọi người dùng nhiều nhất khi nói về nơi này.

Một điều thú vị nữa là người dân nơi đây rất thích chơi chữ với tên làng. Mọi thứ đều được gắn với từ “địa ngục” như: cây cầu đến từ địa ngục, khách sạn địa ngục, sân bay địa ngục. Thậm chí vào năm 1990, khi một cô gái của làng có tên là Mona Grudt đăng quang hoa hậu, truyền thông địa phương đã nhanh chóng đặt tên cho cô là “Nữ hoàng sắc đẹp đến từ Địa ngục”.

Nhà ga nổi tiếng được nhiều người tới chụp ảnh nhất Na Uy tại Hell. Ảnh: Messy Nessy Chic.

Nhà ga ở Hell là nơi được nhiều người tới chụp ảnh nhất Na Uy. Ảnh: Messy Nessy Chic.

Cái tên Hell của làng bắt nguồn bởi từ Hellir (ngôn ngữ cổ Old Norse sử dụng từ thế kỷ 9 đến 13, có nghĩa là “phần nhô ra” hay “vách đá hang động”). Từ Hellir trong tiếng Old Norse cổ này cũng giống như từ Hell trong tiếng Anh. Do đó, ngôi làng ngày nay lấy tên là Hell. Từ này cũng đồng âm với một từ trong tiếng Na Uy, có nghĩa là “May mắn” và được nhiều người dùng hơn.

Đến “Địa ngục”, thứ mà du khách dễ nhìn thấy đầu tiên là khách sạn và trung tâm mua sắm. Nhiều người khi đến đây cho biết họ rất bất ngờ vì nơi này lớn hơn nhiều so với bề ngoài.

Ngôi làng còn được biết tới nhờ hai điều: nơi có nhà ga xe lửa được chụp ảnh nhiều nhất đất nước dù công trình này nhỏ và lễ hội Blues in Hell (tổ chức từ 5 tới 8/9 hàng năm). Nhà thờ Lanke nằm trên đồi cũng được nhiều du khách đánh giá là “rất đẹp”.

Làng Địa ngục - nơi đóng băng gần như quanh năm ở Na Uy - 2

Làng Hell là một cộng đồng dân cư nhỏ, với hơn 10.000 người sinh sống. Ảnh: News.

Gần đường cao tốc và sân bay, nhưng ngôi làng rất yên bình. Trong làng có những ngôi nhà gỗ điển hình của vùng Scandinavia, các khu vườn nhỏ xinh nhưng được chăm sóc cẩn thận và nhiều người đi xe đạp. Trẻ con chơi đùa rất nhiều trên đường phố.

Món ăn truyền thống của người dân ở đây giống các nơi khác ở Na Uy. Trong bữa tối có sodd – xúc xích làm từ thịt lợn, thịt cừu cùng nước sốt, khoai tây, cà rốt nấu chín. Món tráng miệng thường gồm 3 loại bánh khác nhau và cà phê.

Hell cách thành phố Trondheim 24 km. Do đó, mọi người thường đi tàu từ Oslo đến Trondheim, rồi từ Trondheim lái xe tới Hell. Tuy nhiên, lái xe trên đường cao tốc thường không dành cho những người yếu tim, theo Alan Moe, một du khách Mỹ gốc Na Uy. Nơi đây thường chỉ có hai làn đường, và nhiều khúc cua nguy hiểm. Alan ví tuyến đường này giống như rồng uốn khúc trên các tác phẩm chạm khắc thời trung cổ ở Bắc Âu. 

Cuộc sống ở Làng Địa Ngục - nơi lạnh nhất Na Uy
 
 

Cuộc sống ở Làng Địa Ngục – nơi lạnh nhất Na Uy

Cuộc sống thường ngày ở làng ‘Địa ngục’.

Nguồn: Vnexpress.net