Kỳ tích của người đàn ông leo Everest 2 lần trong 7 ngày

0
12
Kami vẫy chào khi anh đến Kathmandu, Nepal, vào tháng 5/2018 sau một mùa leo núi thành công. Trong danh sách những người chinh phục Everest nhiều lần nhất, Kami Rita Sherpa xếp trên ba người leo núi khác từng leo lên đỉnh núi này 21 lần. Ảnh: AP.

Người đàn ông Nepal vừa lập kỷ lục 24 lần chinh phục Everest sau khi đã leo ngọn núi này một tuần trước đó.

Kami Rita Sherpa, 49 tuổi, chinh phục thành công ngọn núi cao nhất thế giới vào sáng 21/5. Đó là lần thứ 24 ông leo lên đỉnh Everest, còn lần 23 hoàn thành ngày 15/5.

“Tôi có thể leo núi thêm vài năm nữa. Tôi còn khỏe mạnh và có thể tiếp tục tới khi 60 tuổi. Có bình oxy thì tất cả chỉ là chuyện nhỏ”, Kami nói.

Kami lần đầu leo Everest vào năm 1994, trong vai trò hướng dẫn viên cho những công ty quốc tế tổ chức tour thám hiểm.

“Tôi chưa bao giờ nghĩ tới chuyện lập kỷ lục. Thực ra tôi còn không biết chuyện lập kỷ lục là có thể. Nếu biết sớm hơn, tôi đã leo lên đỉnh núi nhiều lần hơn”, người đàn ông Sherpa giãi bày.

Kami vẫy chào khi anh đến Kathmandu, Nepal, vào tháng 5/2018 sau một mùa leo núi thành công. Trong danh sách những người chinh phục Everest nhiều lần nhất, Kami Rita Sherpa xếp trên ba người leo núi khác từng leo lên đỉnh núi này 21 lần. Ảnh: AP.

Kami vẫy chào khi anh đến Kathmandu, Nepal, vào tháng 5/2018 sau một mùa leo núi thành công. Ông hiện là người chinh phục Everest nhiều nhất, xếp trên ba người khác từng leo 21 lần. Ảnh: AP.

Sherpa là một dân tộc thiểu số sống tại vùng phía nam Nepal. Họ có nguồn gốc từ Tây Tạng hàng trăm năm trước, chủ yếu sống tập trung quanh khu vực Everest. Do đó, họ có khả năng làm việc trên núi cao, trong điều kiện oxy loãng – môi trường đòi hỏi người nước ngoài mất nhiều ngày hoặc hàng tuần để thích nghi. 

“Sherpa sửa mọi đoạn dây thừng dẫn lên đến đỉnh. Vì vậy những người nước ngoài thường trả lời phỏng vấn rằng leo Everest dễ dàng ra sao, hay lòng quả cảm quyết tâm của họ thế nào. Nhưng họ quên công lao của các Sherpa – những người phải vật lộn để có một hành trình thành công”, Kami hé lộ về những áp lực các Sherpa phải đối mặt trên đường.

Theo ông, mỗi ngọn núi đều có một nữ thần cai quản, do đó các Sherpa có trách nhiệm đảm bảo thần thánh hài lòng: “Nhiều tháng trước khi leo lên đỉnh, tôi bắt đầu cầu nguyện và xin nữ thần tha thứ vì tôi sẽ phải bước đi trên thân thể của thần”.

Theo Bộ Du lịch Nepal, khoảng 5.000 người đã leo lên đỉnh núi cao nhất thế giới kể từ năm 1953. Mùa này, hơn 750 người, bao gồm 378 người nước ngoài, đã được cấp phép chinh phục nóc nhà thế giới, theo Alan Arnette, một chuyên gia của Everest.

Phạm Huyền (Theo BBC)

Nguồn: Vnexpress.net