Kịch ‘Bông hồng cài áo’ được dựng lại sau 50 năm

0
46
Ái Như - vai bà Tư và Hoàng Thái Quốc - vai ông Tư.

Bản mới tác phẩm kinh điển có sự tham gia của Ái Như, Xuân Hương…, do sân khấu Hoàng Thái Thanh thực hiện.

Bông hồng cài áo từng được nghệ sĩ Kim Cương đưa lên sân khấu Sài Gòn vào cuối thập niên 1960. Nghệ sĩ Ái Như – đồng sáng lập Hoàng Thái Thanh – cho biết chị yêu thích tác phẩm từ ngày bé. Nhân mùa Vu Lan báo hiếu năm nay, Ái Như cùng đồng nghiệp dựng lại vở với mong muốn tiếp nối các giá trị nhân văn của làng sân khấu. 

Ái Như - vai bà Tư và Hoàng Thái Quốc - vai ông Tư.

Ái Như – vai bà Tư và Hoàng Thái Quốc – vai ông Tư.

Đạo diễn Ái Như cùng nghệ sĩ Kim Cương dàn dựng bản diễn mới. Kim Cương kể khi Ái Như đến nhà xin thực hiện tác phẩm, bà đồng ý vì muốn tưởng nhớ đến mẹ – cố Nghệ sĩ Nhân dân Bảy Nam. Bà Tư – nhân vật người mẹ trong kịch – từng được Kim Cương thể hiện thành công, lấy nước mắt nhiều khán giả. 

NSND Kim Cương đóng vai bà Tư trong vở 'Bông hồng cài áo'
 
 

NSND Kim Cương đóng vai bà Tư trong vở ‘Bông hồng cài áo’

NSND Kim Cương đóng vai bà Tư trong vở ‘Bông hồng cài áo’. Nguồn: Youtube.

Tác phẩm bám sát kịch bản gốc về nhân vật, tình huống, lời thoại, đồng thời giữ bối cảnh Sài Gòn thập niên 1970, khi phong trào hippie nở rộ với những trang phục nhiều màu sắc.”Điều thuận lợi là kịch bản dù ra đời đã 50 năm nhưng vẫn giữ được tính thời sự”, đạo diễn nói. Vở quy tụ dàn diễn viên: Ái Như, Xuân Hương, Bích Ngọc, Hoàng Vân Anh, Võ Tấn Phát, Phương Trâm, Thái Quốc…  

Từ trái qua: Xuân Hương, Ái Như, Bích Ngọc.

Từ trái qua: Xuân Hương, Ái Như, Bích Ngọc trong tạo hình các nhân vật. 

Bông hồng cài áo kể về tình thương của bà Tư (Ái Như) dành cho các con bà – Thảo (Hoàng Vân Anh) và Hiếu (Võ Tấn Phát). Cả đời, bà hy sinh mọi thứ cho con. Tuy nhiên, họ ham mê giàu sang, tiền tài mà quên mất tình mẹ. Đến lúc bà sắp chết, các con vẫn khiến bà đau khổ. Chỉ khi bà qua đời, hai người con mới sống trong ân hận.

Nghi thức bông hồng cài áo trong lễ Vu Lan từng được nhắc đến trong một bài viết nổi tiếng của thiền sư Thích Nhất Hạnh. Ngày Vu Lan, các Phật tử lên chùa và được cài lên ngực bông hồng. Nếu ai còn mẹ, họ được cài hoa màu hồng trên áo, còn nếu không còn mẹ, được cài hoa trắng. Bông hồng trên ngực để tưởng nhớ những người mẹ đã khuất và tri ân những người mẹ còn bên con cháu.

Năm 1965-1966, soạn giả Hoàng Khâm viết vở cải lương này cho đoàn Thanh Minh, quy tụ các nghệ sĩ Thanh Nga, Thành Được, Ngọc Giàu… Sau đó, Kim Cương chuyển thể kịch bản cải lương thành vở kịch nói ở đoàn của bà. Ngoài sân khấu, bông hồng cài áo còn xuất hiện trong nhạc phẩm nổi tiếng của Phạm Thế Mỹ, với lời: “Một bông hồng cho anh/ Một bông hồng cho em/Và một bông hồng cho những ai, cho những ai đang còn mẹ…”.

Mai Nhật

Nguồn: Vnexpress.net