Khung cảnh những khu rừng bị con người phá hủy

0
36
Khung canh nhung khu rung bi con nguoi pha huy hinh anh 1 5ca79d3692c8860a10164873.jpg

Tham vọng kinh tế và sự quản lý thiếu chặt chẽ khiến nhiều khu rừng trên thế giới bị tàn phá nặng nề.

Khung canh nhung khu rung bi con nguoi pha huy hinh anh 1 5ca79d3692c8860a10164873.jpg

Theo Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới, khoảng 7,5 triệu ha rừng trên thế giới đã biến mất mỗi năm. Trong ảnh, rác thải ngập sông Pisang Batu (Indonesia). Mỗi năm, đất nước này thải ra khoảng 3,2 triệu tấn nhựa. Một nửa trong số này sẽ trôi dạt ra đại dương.

Khung canh nhung khu rung bi con nguoi pha huy hinh anh 2 5ca51fb192c8863e1466da43.jpg
Rừng bị phá hoại khiến các loài động vật không còn nơi sinh sống. Những con vật nguy hiểm như báo, hổ… tìm đến khu vực đông dân. Trong ảnh, kiểm lâm đưa một con báo lảng vảng ở khu dân cư về sở thú năm 2017.
Khung canh nhung khu rung bi con nguoi pha huy hinh anh 3 5ca65a8492c8865d396f1c34.jpg

Việc khai thác gỗ trộm ở khu vực rừng mưa Amazon của Brazil không phải chuyện hiếm. SBS cho biết từ tháng 7/2017-7/2018, diện tích đất rừng bị phá hủy đã tăng thêm 14% do nạn khai thác gỗ trộm. Một năm sau, theo báo cáo từ Reuters, con số này đã đạt mốc 29%. Trong ảnh, cảnh sát Brazil thu giữ một chiếc bè chở gỗ lậu.

Khung canh nhung khu rung bi con nguoi pha huy hinh anh 4 5ca51e0892c88669b80a82c5.jpg

Cơn sốt vàng đã biến khu rừng ở Peru trở thành bãi đất hoang tàn. Góc nhìn từ trên cao cho chúng ta dễ hình dung hơn về sự tàn khốc mà con người đã đem tới cho thiên nhiên.

Khung canh nhung khu rung bi con nguoi pha huy hinh anh 5 5ca658f192c88606197dbd24.jpg

Đường cao tốc liên quốc gia nối Peru và Brazil hứa hẹn đem đến nhiều lợi ích kinh tế cho đôi bên. Tuy nhiên, rừng lại trở thành nạn nhân cho công cuộc làm giàu này.

Khung canh nhung khu rung bi con nguoi pha huy hinh anh 6 5ca5254e92c8861ee65aefa6.jpg

Nhìn từ trên cao, khu rừng từng bạt ngàn một màu xanh của Nam Sudan giờ chỉ còn lác đác vài cây. Theo Insider, nạn buôn bán than và đốt gỗ chịu trách nhiệm cho việc Nam Sudan mất 8,4% diện tích rừng từ năm 1999-2010.

Khung canh nhung khu rung bi con nguoi pha huy hinh anh 7 5ca5199392c8863c806f7838.jpg

Góc nhìn từ trên cao khắc họa rõ bức tranh về rừng mưa Amazon. Nông dân đã tự ý phá rừng để trồng thêm hoa màu và chăn nuôi gia súc. Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi Brazil là nước xuất khẩu thịt bò lớn nhất thế giới. Đồng thời, xứ Samba cũng giữ vị trí thứ 2 trong danh sách các quốc gia xuất khẩu đậu nành lớn nhất thế giới, sau Mỹ. Để đảm bảo lượng cung ứng, người dân cần mở rộng diện tích đất trồng và phá rừng là cách họ chọn.

Khung canh nhung khu rung bi con nguoi pha huy hinh anh 8 5ca6566c92c8866695569982.jpg

Bất chấp những chiến dịch cứu rừng Amazon, tổng thống Jair Bolsonaro của Brazil lại không nghĩ vậy. Ông cho rằng có quá nhiều khu vực bảo vệ rừng sẽ làm hạn chế sự tăng trưởng kinh tế. Điều này cũng đồng nghĩa rừng mưa Amazon sẽ bị khai thác nặng nề hơn trong thời gian tới.

Khung canh nhung khu rung bi con nguoi pha huy hinh anh 9 5ca6087092c8862f8268eab2.jpg

Theo Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới, Borneo (Malaysia) đã mất một nửa diện tích rừng với tốc độ 1,3 triệu ha/năm. Chính phủ đã phê duyệt cho khai thác gỗ hợp pháp ở khu vực này suốt 20 năm qua. Điều này đẩy những bộ lạc cổ mất chỗ sinh sống. Nhiều loài vật quý hiếm như đười ươi, báo, voi cũng bị đe dọa.

Khung canh nhung khu rung bi con nguoi pha huy hinh anh 10 5ca6108592c88653e53ae954.jpg

Tính riêng năm 2012, Indonesia đã mất 840.000 ha rừng. Con số này thực sự khủng khiếp nếu bạn biết tổng diện tích rừng của Indonesia chỉ bằng 1/4 rừng Amazon. Cũng trong năm 2012, Brazil “chỉ” mất 460.000 ha rừng.

Khung canh nhung khu rung bi con nguoi pha huy hinh anh 11 5ca6623f92c88607d832e4f4.jpg

Singapore nổi tiếng về mức độ sạch sẽ nhưng cũng phải chịu ảnh hưởng nặng nề nếu không giữ gìn rừng. Trong ảnh, không khí tại Queenstown ô nhiễm do các vụ cháy rừng năm 2016.

Cá sấu con học săn chim, ếch để trở thành đại sát thủ Cá sấu con đã phải trải qua những năm đầu đời khó khăn với nhiều hiểm nguy rình rập. Tuy nhiên, nếu vượt qua và trưởng thành, chúng sẽ trở thành kẻ săn mồi đáng sợ bậc nhất.

Nguồn: News.zing.vn