Khách Tây ngơ ngác khi lần đầu nghe tên quốc gia Bahrain

0
14
Anna, Thomas và hai con gái. Ảnh: The family without borders.

Khi nghe đến Bahrain, cặp vợ chồng đến từ châu Âu không thể hình dung quốc gia này nằm ở đâu trên bản đồ thế giới.

Anna và Thomas Alboth là đôi vợ chồng trẻ đến từ Ba Lan và Đức, có chung sở thích đi du lịch khắp thế giới. Cách đây vài năm, khi gia đình 4 người tới Jordan, họ đã bắt gặp những du khách rất thân thiện mỉm cười với mình. Những người này đến từ Bahrain – một cái tên hoàn toàn xa lạ với Anna và Thomas thời điểm đó. Thậm chí, cặp du khách đã không kiềm chế được và bật ra câu hỏi: “Bahrain ư? Đó là cái quái gì vậy?”.

Với sự tò mò và ấn tượng vì vẻ lịch thiệp của người Bahrain, năm 2014, hai vợ chồng quyết tâm đến quốc gia nhỏ bé ở vùng Vịnh để tìm hiểu và khám phá về đất nước, con người.

Anna, Thomas và hai con gái. Ảnh: The family without borders.

Anna, Thomas và hai con gái. Ảnh: The family without borders.

Khi đến Bahrain, họ không biết bất kỳ ai. Tin tức về quốc gia này cũng rất ít trên mạng. Sau khi tra cứu, họ chỉ biết thêm rằng đây là một trong những thiên đường trên trái đất, là quốc gia được cai trị bởi đức vua đáng kính Hamad bin Isa Al Khalifa, và giá xăng dầu vỏn vẹn 20 cent (chưa đến 5.000 đồng) một lít, vợ chồng Thomas viết trên The family without borders.

Bahrain
 
 

Bahrain

Video: Youtube.

Tuy nhiên, cũng vì đây là một quốc gia Trung Đông nên bạn bè Anna và Thomas cũng có nhiều định kiến về nơi này. Khi biết cả hai đã tới đó, họ gửi cho hai vợ chồng “hàng nghìn” câu hỏi về cuộc sống của người dân nơi đây: phải chăng người dân Bahrain rất giàu có? Những người phụ nữ ở đây không được đối xử bình đẳng như nam giới? Họ có được phép mua bao cao su không? Họ có được phép ôm ai đó hay nhảy múa không? Gia đình hoàng gia ở đó trông thế nào? 

người dân Bahrain rất thân thiện.

Theo vợ chồng Anna, người dân Bahrain rất thân thiện.

Về trang phục, người dân ở đây cũng mặc giống các quốc gia vùng Vịnh khác. Đàn ông mặc thobes (loại áo dài tay, có chiều dài tới mắt cá chân) và đội khăn keffiyeh. Với phụ nữ, họ mặc áo choàng đen abayas che kín đầu tóc và người. Họ đôi khi cũng đeo mạng che mặt.

Tuy nhiên, nhà Alboth đều có cảm tình với những người dân này. Anna cho biết khi nhìn mắt người dân, họ đều thấy nếp nhăn nhẹ nơi cuối mắt – dấu hiệu cho biết người dân đang mỉm cười với bạn. Và bất kể là già trẻ, lớn bé, gái trai, họ đều mỉm cười mỗi khi nhìn thấy du khách. Điều này giúp du khách có cảm giác như họ được hoan nghênh và chào đón.

Một người phụ nữ Bahrain mỉm cười khi ống kính máy ảnh của vợ chồng Anna - Thomas chĩa đến. Ảnh: The family without borders.

Một người phụ nữ Bahrain mỉm cười khi ống kính máy ảnh của vợ chồng Anna – Thomas chĩa đến. Ảnh: The family without borders.

Anna cũng thoải mái trò chuyện, đặt câu hỏi với người dân Bahrain. Họ không hề khô cứng như trong tưởng tượng. Mọi người vui vẻ trả lời các câu hỏi của khách du lịch, vì điều đó thể hiện sự quan tâm của du khách tới đất nước của họ.

Người dân cũng giải thích rất chi tiết về các vấn đề tôn giáo, văn hóa. Anna cùng Thomas luôn cảm thấy an toàn khi trò chuyện cùng họ.

Bộ ảnh của đôi vợ chồng chụp người dân Bahrain

Nguồn: Vnexpress.net