Khách Tây là lý do khiến nhu cầu thịt chó tăng cao ở Đông Nam Á

0
20
Những con chó bị đánh đập tàn nhẫn. Ảnh: Soi Dog Foundation.

Ngày càng nhiều hướng dẫn viên du lịch tại Việt Nam dẫn khách Tây đi ăn thử thịt chó, nhưng họ không lường trước được nguy cơ lây bệnh từ món ăn này.

Ước tính mỗi năm, Việt Nam tiêu thụ khoảng 5 triệu con chó. Con số này là 2,5 triệu ở bán đảo Triều Tiên và gấp cả chục lần trên lãnh thổ Trung Quốc, theo ABC.

Thịt chó là món ăn phổ biến tại nhiều quốc gia, điển hình là Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc và Triều Tiên. Đây được cho là thực phẩm bổ dưỡng, tăng cường sức khoẻ, nhưng dưới con mắt của các nhà đấu tranh cho quyền động vật, ăn thịt chó là hành động độc ác và có khả năng lây lan bệnh trong cộng đồng.

Những con chó bị đánh đập tàn nhẫn. Ảnh: Soi Dog Foundation.

Những con chó bị đánh đập tàn nhẫn. Ảnh: Soi Dog Foundation.

Vì thịt chó là món ăn phổ biến tại nhiều quốc gia, khách du lịch phương Tây thường không ngần ngại nếm thử. Họ trở thành đối tượng tiềm năng khiến nhu cầu thịt chó tăng cao ở các nước Đông Nam Á.

“Có một sự thật không thể phủ nhận là ngày càng nhiều hướng dẫn viên du lịch tại Việt Nam dẫn khách Tây đi ăn thử thịt chó, bởi nó là một nét văn hoá ẩm thực của người Việt”, John Dalley, sáng lập viên tổ chức cứu trợ Soi Dog Foundation cho biết. “Thật không may, chính khách du lịch cũng tán đồng và thử món ăn tàn nhẫn này”.

Theo John, có lẽ họ không biết rằng 70% lượng thịt chó tiêu thụ trên thị trường đều là vật nuôi bị đánh cắp. Khi ăn thịt chó, khách du lịch không ý thức được những gì con chó phải trải qua cũng như vấn đề về sức khoẻ họ tự đem lại cho chính mình. Ở Hàn Quốc, người ta tin những con chó chết trong đau đớn sẽ đem đến hương vị thơm ngon hơn. Chúng bị đánh đập, lột da sống và thui trước mặt đồng loại. “Điều này thực sự quá tàn ác và điên rồ”, anh thốt lên.

70% lượng thịt chó tiêu thụ trên thị trường là vật nuôi bị đánh cắp. Ảnh: Soi Dog Foundation.

70% lượng thịt chó tiêu thụ trên thị trường là vật nuôi bị đánh cắp. Ảnh: Soi Dog Foundation.

“Thịt chó được chứng minh có liên quan tới sự lây lan của bệnh dại”, bà Kelly O’Meara từ tổ chức Humane Society International chia sẻ. Những con chó bị làm thịt thường xét nghiệm dương tính với bệnh dại và đây không phải căn bệnh tiềm tàng duy nhất. Một số người cho rằng thịt chó là nét văn hoá nên không tuân theo các điều kiện vệ sinh như những loại thực phẩm khác. “Điều này đã dẫn đến sự bùng phát của dịch tả ở Việt Nam và Trung Quốc”, bà Kelly nhận định. 

Chính quyền Thái Lan đã bắt giữ nhiều vụ buôn lậu chó sang các quốc gia châu Á khác. Ảnh: Soi Dog Foundation.

Chính quyền Thái Lan đã bắt giữ nhiều vụ buôn lậu chó sang các quốc gia châu Á khác. Ảnh: Soi Dog Foundation.

Năm 2014, Thái Lan đã chính thức đưa ra lệnh cấm đối với việc giết hại và tiêu thụ thịt chó trên thị trường. Hơn nữa, ngày càng có nhiều người trẻ tuổi ở châu Á nói không với việc ăn thịt chó. “Chúng tôi hy vọng nhờ họ mà ngành thương mại tàn nhẫn này sẽ biến mất mãi mãi”, bà O’Meara nói.

Nguồn: Vnexpress.net