(Dân Việt) – Quần thể di tích kinh thành Huế rộng 520 ha, được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới năm 1993. Huế từng là kinh đô của Việt Nam dưới triều Nguyễn giai đoạn 1805-1945.
Khu vực Kỳ Đài và Hoàng thành Huế. Kỳ Đài được xây dựng vào năm Gia Long thứ sáu (1807) cùng thời gian xây dựng kinh thành. Đến thời Minh Mạng, Kỳ Đài được tu sửa vào các năm 1829, 1831 và 1840.
Hoàng Thành được xây dựng năm 1804 nhưng mãi đến năm 1833 đời vua Minh Mạng mới hoàn chỉnh toàn bộ hệ thống cung điện với khoảng 147 công trình. Hoàng Thành có mặt bằng gần vuông, mỗi bề khoảng 600 m, cao 4 m, dày 1 m, xung quanh có hào bảo vệ, có 4 cửa để ra vào.
Công trình đồ sộ này rộng 520 ha. Năm 1993 di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới.
Hào sâu và các công thành để vào thành Nội, phía trên là nơi canh gác.
Quần thể di tích kinh thành Huế nằm dọc bên bờ sông Hương.
Huế từng là kinh đô của Việt Nam dưới triều Nguyễn giai đoạn 1805-1945.
Khu Kỳ Đài (cột cờ) nằm chính giữa mặt phía nam của kinh thành Huế, thuộc phạm vi pháo đài Nam Chánh, cũng là nơi treo cờ của triều đình ngày xưa.
Qua cầu Trung Đạo là điện Thái Hòa. Cung điện này được đánh giá rất nguy nga.
Khu vực Tạ Trường Dư trong cung Diên Thọ, nơi khi xưa Hoàng thái hậu ra vãn cảnh.
Đi sâu vào trong nữa là điện Cần Chánh, điện Võ Hiển, điện Quang Minh… Mỗi điện lại có mục đích sử dụng khác nhau, có nơi để tiếp khách, có nơi chỉ để ở.
Nguồn: Danviet.vn