Giây phút ám ảnh của khách Tây trong khu rừng tự sát

0
18
nguoi-phu-nu-am-anh-khach-tay-trong-rung-tu-sat-tai-nhat-ban

McLeod tự nhủ sẽ nhớ đến người phụ nữ anh gặp trong khu rừng Aokigahara với quần đen, áo xám, tóc đen dài nhưng không bao giờ thấy mặt.

Khu rừng Aokigahara (còn được gọi là Kuroi Jukai – Biển Cây Đen) nằm dưới chân núi Phú Sĩ, Nhật Bản. Nơi này nổi tiếng với những chuyện rùng rợn về vô số vụ tự sát không lời giải. Alasdair McLeod (Anh) quyết định đến khu rừng tự sát trong chuyến du lịch Nhật Bản.

nguoi-phu-nu-am-anh-khach-tay-trong-rung-tu-sat-tai-nhat-ban

Núi Phú Sĩ nhìn từ rừng Aokigahara. Ảnh: Shane Berry.

Chuyến xe buýt từ ga Kawaguchiko thả McLeod trên đường đến rừng Aokigahara. Nữ phụ xe gật đầu xác nhận điểm dừng và chỉ về đường mòn nằm bên trái. Tại đây, có nhiều hang động tự nhiên như hang gió Fugaku hay hang băng Narusawa, địa điểm những người đam mê phiêu lưu mạo hiểm không thể bỏ qua.

Anh nhìn cô dò xét, tự hỏi cô có nghi anh đang đến một nơi nào khác ngoài hang Fugaku hay không. “Liệu người ta hỏi cô đường đến Aokigahara nhiều thế nào?”, McLeod viết.

Dọc theo đường rừng dẫn đến hang băng Narusawa, tơ nhện giăng kín những dải băng cảnh báo, đánh dấu lối vào rừng tự sát bị niêm phong. Vài tấm biển chỉ dẫn bằng gỗ được đóng sâu xuống đất.

McLeod bước qua tấm biển “No Entry” (Cấm vào) quấn bằng những dải dây sọc vàng đen. Nhiều người bước qua ngưỡng cửa này hẳn đã có những lý do sắt đá để chết, anh nghĩ. Thay vì lao ra trước đầu xe tải hay trẫm mình xuống sông tự vẫn, họ đưa ra lựa chọn sau quãng thời gian suy xét và lưỡng lự suốt cả chặng đường dài.

nguoi-phu-nu-am-anh-khach-tay-trong-rung-tu-sat-tai-nhat-ban-1

Những chiếc giày bị bỏ lại trong rừng. Ảnh: Rob Gilhooly.

McLeod bước vào khu rừng một mình. Anh dừng lại và lắng nghe tiếng gió xào xạc qua tán cây, bỗng nhiên cái tên Biển Cây trở nên hợp nghĩa hơn bao giờ hết.

McLeod dùng mặt trời làm la bàn để men theo con đường, hướng tới nơi ánh sáng soi rọi. Anh tự nhủ, nếu có lạc anh cũng sẽ đi theo hướng mặt trời để quay lại phía bắc con đường.

Lá khô phủ kín khu rừng, khiến mỗi bước chân đều ồn ào. Đi tiếp, McLeod thấy một tập tài liệu chứa thực đơn nhà hàng, giá phòng khách sạn địa phương… những thứ thuộc về thế giới thực bên ngoài khu rừng.

Anh dừng chân dọc đường để quan sát. Phía bên phải, một phụ nữ đang ngồi trên một thứ giống như khúc gỗ hoặc tảng đá. Bà bất động.

McLeod tiếp tục bước đi, anh để ý người phụ nữ bắt đầu di chuyển. Nhìn dáng người và bước đi, anh đoán bà ấy trạc 50 tuổi. Quần đen, áo xám, mái tóc đen dài – anh không bao giờ trông thấy mặt người phụ nữ. Bà ấy bước đi nhẹ nhàng hơn McLeod, họ rẽ sang những hướng khác nhau.

Người phụ nữ ám ảnh khách Tây trong rừng tự sát
 
 

Người phụ nữ ám ảnh khách Tây trong rừng tự sát

Video: Alasdair McLeod.

Con đường McLeod đi mỗi lúc một rậm rạp cây cối, anh phải len qua những cành cây thấp. Nhiều khi anh dừng lại để quan sát và lắng nghe, vô số lớp quần áo dày không ngăn được cái lạnh cắt vào da thịt.

Anh lang thang trong rừng khoảng vài giờ. Mặc dù anh không hề bắt gặp bất cứ thi thể nào, nhưng những dấu vết còn sót lại sau vô số vụ tự tử vẫn hiện hữu. 

McLeod nhìn lại khu rừng một lần nữa trước khi rời đi, và thường xuyên nghĩ đến người phụ nữ trung niên đã nhìn thấy tại đó. Lúc ấy không khí mùa xuân đang tràn ngập khắp Nhật Bản với sắc hồng của hoa anh đào, nhưng tuyệt nhiên không có một bông hoa nào trổ giữa rừng Aokigahara.

Aokigahara có rất nhiều câu chuyện của những vị khách trong quá khứ để bạn khám phá, nếu ở lại đủ lâu. Có thể vài người sẽ cảm thấy bị cám dỗ, muốn đem đồ lưu niệm về nhà nhưng điều này có thể để lại hậu quả khó lường. McLeod khuyến cáo mọi người không nên lấy đi những thứ không thuộc về mình.

Theo Alasdair McLeod

Nguồn: Vnexpress.net