Đến Ấn Độ ở trong khu ổ chuột

0
19
Đến Ấn Độ ở trong khu ổ chuột - Ảnh 1.

Sống tại khu ổ chuột là ý tưởng của Ravi Sansi, chủ một gia đình 16 nhân khẩu đưa ra.

Với giá chỉ 31 USD cho một đêm, du khách sẽ được “bước ra khỏi vùng an toàn, dễ dàng” để trải nghiệm “cuộc sống thực không như là mơ” trong thủ đô tài chính của Ấn Độ.

Đến Ấn Độ ở trong khu ổ chuột - Ảnh 1.

Ảnh: Eye Ubiquitous/REX/Shutterstock

Tại khu ổ chuột, du khách sẽ sống cùng một gia đình 16 người, ngủ trong một gác xép được cải tạo đặc biệt, trong đó có các món đồ “xa xỉ” mà chỉ khách mới được quyền sử dụng như nệm mới, TV màn hình phẳng và máy điều hòa.

Tuy nhiên, khách phải chung phòng tắm và nhà vệ sinh với 16 thành viên còn lại trong gia đình đó.

Đến Ấn Độ ở trong khu ổ chuột - Ảnh 2.

Ảnh: AFP/Getty

Ravi Sansi không nói được tiếng Anh nhưng cho biết cả nhà ông sẽ làm bất cứ điều gì để giúp khách hàng thấy vui vẻ trong thời gian lưu trú ở nhà mình.

Ông đưa ra ý tưởng này sau khi David Bijl, 32 tuổi, công dân Hà Lan làm việc cho một tổ chức phi chính phủ ở Mumbai, khuyến khích ông.

Bijl đã thiết lập một trang quảng cáo trên Facebook của ông Sansi với danh sách cho thấy chỗ ở chật hẹp, phòng tắm chung và trẻ em vẫy tay thân thiện với máy ảnh của du khách.

Ravi cho biết việc dành cả đêm ở khu ổ chuột có thể giúp du khách đánh giá cuộc sống thực sự là như thế nào, đặc biệt với những người chỉ biết đến cuộc sống nhung lụa.

Đến Ấn Độ ở trong khu ổ chuột - Ảnh 3.

Ảnh: Getty

Ông nói rằng du khách thường chỉ ghé thăm, chụp vài tấm ảnh đăng lên trang Facebook của họ rồi rời đi mà không thực sự hiểu gì.

” Tôi đã làm việc ở nhiều khu ổ chuột. Tôi biết sẽ có tác động tích cực cho cả hai bên khi một người bên ngoài quan tâm đến cuộc sống của người dân sống ở đây và cách mà người ta có thể tồn tại trong điều kiện thiếu thốn như vậy”, Bijl nói.

Khu ổ chuột ở Mumbai trở nên nổi tiếng và được nhiều du khách ghé thăm sau thành công vang dội của bộ phim đạt giải Oscar “Triệu phú khu ổ chuột”.

Hơn 10 triệu cư dân Mumbai sống trong các khu nhà ổ chuột, với điều kiện sinh hoạt thiếu thốn, chật hẹp, không có nhà vệ sinh.

Vào năm 2016, “bảo tàng khu ổ chuột” đầu tiên trên thế giới mở cửa trong hai tháng, trưng bày mọi thứ từ gốm sứ và hàng dệt đến các mặt hàng tái chế.

Tuy nhiên, một số người lên tiếng chỉ trích các tour du lịch và nghỉ qua đêm tại đây. Họ cho rằng việc khai thác du lịch chỉ làm lợi cho các nhà kinh doanh, thực tế không giúp ích được gì cho người dân, thậm chí còn khiến họ có cảm giác không được tôn trọng.

Nguồn: Dulich.tuoitre.vn