Dân Anh góp một triệu bảng mua lại quán rượu cổ

0
9
Tháng 3/2012, tòa nhà này lần đầu tiên được rao bán. Năm 2016, người trả giá cao nhất khẳng định họ sẽ biến nơi đây thành khu nhà ở tư nhân. Ảnh: SWNS.

470 người dân ở Somerset góp tiền mua lại quán bar có từ thế kỷ 15 Packhorse Inn nhằm ngăn việc nơi này bị biến thành căn hộ gia đình.

Packhorse, quán bar được xây dựng từ thế kỷ 15 ở làng South Stoke, hạt Somerset, Anh, đã đóng cửa từ nhiều năm trước. Nó vừa được mở cửa phục vụ khách trở lại, sau khi được 470 người dân ở địa phương góp tiền mua lại quán với giá một triệu bảng (hơn 31,6 tỷ đồng), Guardian đưa tin ngày 18/3.

Cốc bia đầu tiên được dành cho Brian Perkins, 87 tuổi. Gia đình ông từng điều hành quán bar. Đây cũng là nơi nhiều năm về trước, ông tổ chức lễ thành hôn với vợ mình, Edith, 88 tuổi. “Tôi rất buồn khi quán bar đóng cửa. Thật tự hào khi được uống cốc bia đầu tiên trong buổi tiệc mừng nó mở cửa trở lại”.

Tháng 3/2012, tòa nhà này lần đầu tiên được rao bán. Năm 2016, người trả giá cao nhất khẳng định họ sẽ biến nơi đây thành khu nhà ở tư nhân. Ảnh: SWNS.

Tháng 3/2012, tòa nhà này lần đầu tiên được rao bán. Năm 2016, người trả giá cao nhất khẳng định họ sẽ biến nơi đây thành khu nhà ở tư nhân. Ảnh: SWNS.

Tháng 3/2012, quán bar này lần đầu tiên được rao bán. Các nhà bất động sản dự định sẽ biến nơi này thành khu nhà ở tư nhân. Quyết định trên vấp phải sự phản đối của người dân làng. Do đó, họ đã gây quỹ và quyên góp được hơn 1 triệu bảng để mua lại quán bar.

Ban đầu, chủ đất không muốn bán cho người dân làng. Tuy nhiên, theo luật pháp địa phương được ban hành vào năm 2011, chủ đất phải bán bất động sản trong vòng một năm và không được phân biệt người mua. Nhờ đó, quán rượu trở thành tài sản chung.

Dom Moorhouse, trưởng nhóm dự án “Cứu Packhorse” khẳng định đây là vụ mua lại quán bar cộng đồng lớn nhất từng có trong lịch sử nước Anh. Ông nhận định: “Mọi người tham gia vì họ muốn cứu một tòa nhà cổ đẹp, nhưng một phần vì họ không muốn mất một nơi gắn kết cộng đồng”.

Somerset là hạt nằm ở phía tây nam nước Anh, nổi tiếng với thành phố Bath. Năm 1987, thành phố được đưa vào danh sách di sản thế giới khi sở hữu nhiều công trình, kiến trúc lịch sử của người La Mã. Năm 43, người La Mã đã xây dựng các phòng tắm La Mã với ngôi đền ở cả đồi bao quanh trong thung lũng sông Avon. Ở đây cũng có suối nước nóng duy nhất xuất hiện tự nhiên ở vương quốc Anh.

Nguồn: Vnexpress.net