Đại lộ cây baobab hùng vĩ, có hình dáng kỳ lạ, là điểm đến nổi tiếng tại hòn đảo lớn thứ 4 thế giới. Cây baobab nơi đây có thể cao đến 30 m và tuổi đời ngót nghét 2.000 năm.
1. Cây baobab còn có tên gọi khác là gì?
Loài cây baobab còn được gọi với cái tên “cây lộn ngược”. Khi lá rụng hết, những cành cây trông giống những chiếc rễ mọc ngược lên trời. Truyền thuyết kể rằng baobab được tạo ra với hình dáng vô cùng xinh đẹp, có hoa và lá xanh tươi. Quá tự hào với vẻ đẹp của mình, chúng đi khoe khoang với rất nhiều loài cây khác. Do đó, Chúa quyết định lộn ngược cây xuống nhằm che giấu đi phần nào vẻ đẹp đó. Ảnh: Tripcentral. |
2. Quả baobab được người dân địa phương tận dụng để làm gì?
Quả baobab giàu dinh dưỡng, thường được người phụ nữ sử dụng như một phương pháp duy trì sức khỏe và vẻ đẹp tự nhiên. Bột của quả sau khi phơi khô và trộn với nước tạo ra thứ đồ uống có vị như nước chanh. Hạt cung cấp vitamin C, thường được thêm vào bữa ăn khi các nguồn thực phẩm khác trở nên khan hiếm. Các bộ phận khác của cây cũng được tận dụng để làm xà phòng, hồ, cao su, thuốc và quần áo… Ảnh: Heike Pander. |
3. Đại lộ cây baobab nổi tiếng nằm ở quốc gia nào?
6/8 loài baobab trên thế giới chỉ tồn tại và phát triển ở Madagascar, đảo quốc thuộc Ấn Độ Dương. Điều này chỉ ra rằng Madagascar là mảnh đất cội nguồn của loài cây baobab. Tới quốc gia này, check-in ở con đường nổi tiếng với hàng cây baobab là một trong những điều du khách khó lòng bỏ qua. Ảnh: Madamagazine. |
4. Madagascar nằm ở châu lục nào?
Cộng hòa Madagascar là thiên đường du lịch hàng đầu ở châu Phi với nhiều bãi biển đẹp và hệ sinh thái phong phú, đa dạng. Với tổng diện tích 588.000 km2, nơi đây là hòn đảo lớn thứ 4 thế giới sau Greenland, New Guinea và Borneo. Madagascar sở hữu hệ sinh thái động thực vật phong phú, hơn 90% động vật hoang dã không tìm thấy ở nơi nào khác trên Trái Đất. Ảnh: Rio Tinto. |
5. Đâu là điểm đến nổi tiếng tại Madagasca?
Rừng đá Tsingy tại quốc đảo Madagasca được mệnh danh là một trong những nơi có địa hình hiểm trở nhất thế giới. Khu rừng độc đáo được tạo nên bởi nhiều khối đá vôi sắc nhọn như những lưỡi dao chổng ngược, cao tới hơn 70 m, chĩa thẳng lên không trung. Ảnh: Lifeoutofourbackpack. |
6. Rừng đá được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm nào?
Rừng đá Tsingy được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 1990 nhờ địa hình độc đáo cùng những khu rừng ngập mặn và các quần thể chim, vượn, cáo hoang dã cần được bảo tồn. Ảnh: National Geographic. |
7. Loài động vật mang tính biểu tượng cho đảo quốc Madagascar?
Có khoảng 60 loài vượn cáo tồn tại ở Madagascar, nhưng vượn cáo đuôi chuông (Lemur catta) có thể là đại diện dễ nhận biết nhất. Tuy nhiên, loài biểu tượng trên đảo nhiệt đới Madagascar đang suy giảm đáng kể về số lượng do mất môi trường sống, săn bắn bất hợp pháp. Ảnh: Peregrineadventures. |
Nguồn: News.zing.vn