Cuộc đời của những người lính canh tháp London

0
13
cuoc-doi-cua-nhung-nguoi-linh-canh-thap-london

Bắt đầu phục vụ ở tháp London từ năm 1485, các vệ binh Yeoman ngày nay chào đón khoảng 3 triệu khách du lịch mỗi năm.

Một trong những hình ảnh làm nên tên tuổi của tháp London – biểu tượng du lịch hút khách của Anh – chính là các Beefeater.

Nhiều người khi nghe đến từ này có vẻ ngạc nhiên và lạ lẫm, nhưng đây chính là tên gọi những vệ binh lừng danh của tháp London – một trong những biểu tượng danh giá của hoàng gia Anh. Tên gọi này có nghĩa là “những người ăn thịt bò”. Người dân London thường giải thích rằng, nguồn gốc của tên này là do các vệ binh thường được ưu tiên cấp mỗi ngày một khẩu phần thịt.

cuoc-doi-cua-nhung-nguoi-linh-canh-thap-london

Tháp London – một trong những tòa tháp nổi tiếng, hút khách du lịch và được cho là có nhiều ma nhất nước Anh. Ảnh: BBC.

Các vệ binh Yeoman vẫn mặc đồng phục với hai màu vàng đỏ có từ năm 1485, từ thời vua Henry VII, nhiệm vụ của họ thời bấy giờ là bảo vệ tháp, rồi thành lính canh ngục. Bởi Tháp London trong nhiệm vụ lịch sử của mình từng là cung điện hoàng gia, pháo đài, nhà tù khét tiếng và hiện nay là điểm du lịch hút khách. Ngoài đồng phục thường thấy, các Yeoman còn có lễ phụ Tudor. Nhưng họ chỉ mặc trang phục Tudor vào các dịp lễ của quốc gia hoặc khi nhà vua, nữ hoàng đến thăm tháp.

Đây là một hình ảnh rất quen thuộc với khách du lịch khi tới Tháp London. Ngoài nhiệm vụ canh gác cho tòa tháp lưu giữ đồ trang sức hoàng gia, họ còn có nhiệm vụ làm hướng dẫn viên du lịch. Bản thân những người lính này cũng là một nét độc đáo, làm nên sức hấp dẫn cho tòa tháp lịch sử.

Sau mỗi giờ làm việc, họ thường nghỉ ngơi, thư giãn trong một quán rượu nhỏ nằm bên trong tòa tháp. Đây là một căn phòng bí mật, không được công bố ra bên ngoài. Vào thế kỷ 18 và 19, có hàng chục nhà nghỉ và quán bar trong tháp. Nhưng ngày nay, đây là cái cuối cùng – người đứng đầu đội Yeoman Alan Kingshott cho biết.

cuoc-doi-cua-nhung-nguoi-linh-canh-thap-london-1

Các Yeoman đang làm việc trong phòng của mình. Ảnh: BBC.

Trong quán rượu nhỏ được gọi là Yeoman Warders Club này, các đồ uống cũng có tên gọi thú vị, đặt theo cách gọi các vệ binh: Beefeater Gin, Beefeater Bitter. Nơi đây tuy không mở rộng cho công chúng, nhưng nếu là một trong những vị khách được mời, bạn vẫn có cơ hội đặt chân tới nơi bí mật của các vệ binh này.

Quán được trang trí với chiếc ghế dài màu đỏ và bàn gỗ tối màu. Trên tường treo ảnh của một trong các vị khách nổi tiếng: diễn viên Bruce Willis hay tiểu thuyết gia Tom Clancy. Ngoài ra, trên đó là hình ảnh của các vệ binh Yeoman – những người đã gắn bó cả cuộc đời với tòa tháp. Những người “đủ chuẩn” để xuất hiện trong đội hình lính canh tháp này phải hội tụ 2 yếu tố: ít nhất 22 năm phục vụ trong lực lượng vũ trang hoàng gia và có thân nhân tốt, hồ sơ lý lịch trong sạch, gương mẫu.

cuoc-doi-cua-nhung-nguoi-linh-canh-thap-london-2

Người đứng đầu đội Yeoman Alan Kingshott đang ngồi trong quán rượu nhỏ trong tòa tháp. Ảnh: BBC.

Giống như mọi thứ liên quan đến Tháp, công việc của một Yeoman cũng có câu chuyện ẩn giấu đằng sau đó. Trước đây, vị trí vệ binh danh giá này cũng được rao bán. Những người đến độ tuổi về hưu sẽ bán chỗ làm của mình cho ai trả giá cao nhất. Mọi thứ thay đổi vào năm 1826, khi công tước xứ Wellington quyết định tất cả Yeoman phải là những người từng làm việc trong ngành lực lượng vũ trang và do đó, việc mua bán vị trí đã được dừng lại.

Ngày nay, các Yeoman vẫn có khu sinh hoạt riêng trong tháp và họ được ưu đãi thuê phòng với giá hợp lý.

Trong Tháp London còn có thêm một công việc thú vị khác, đó là những người chăm sóc quạ với tên gọi Ravenmaster. “Không ai biết những con quạ đó đến từ bao giờ. Nhưng truyền thuyết cho rằng nếu chúng rời đi thì ngai vàng và nước Anh sẽ sụp đổ. Do đó, Charles đệ nhị đã quyết định ở đây phải có ít nhất 6 con quạ sinh sống. Công việc của các Ravenmaster thường là làm sạch lồng chim, cho chúng ăn.

Tháp London có tên chính thức là Cung điện và pháo đài của Nữ hoàng, là một di tích lịch sử nằm ở trung tâm thủ đô nước Anh, bên bờ bắc của sông Thames.

Chức năng chính của tháp là pháo đài, cung điện hoàng gia và nhà tù (tù nhân là những người trong hoàng tộc, có địa vị cao. Nơi đây còn có một khu vực để hành hình và tra tấn, một kho vũ khí, một kho bạc, một vườn thú, Royal Mint – xướng đúc tiền của hoàng gia Anh, một đài quan sát và ngày nay là nơi lưu trữ các đồ trang sức của hoàng gia.

UNESCO đã công nhận tháp London là di sản thế giới vào năm 1988.

Nơi đây cũng được biết đến là tòa nhà bị ma ám kinh hoàng của nước Anh. Một trong số các hồn ma nổi tiếng là hoàng hậu Anne Boleyn – người bị chặt đầu bởi chính chồng mình, vua Henry VI, Lady Jane Grey… và một vài hoàng tử.

Vé vào thăm tháp: người lớn: 36 USD, trẻ em từ 5-15 tuổi: 17 USD.

Xem thêm Người dân London đổ về xem hoa anh túc
 

Nguồn: Vnexpress.net