Cự đà trên đảo Galapagos chết khô do biến đổi khí hậu

0
192
Cu da tren dao Galapagos chet kho do bien doi khi hau hinh anh 1

Bức hình cự đà, loài động vật hoang dã nổi tiếng trên đảo Galapagos (Ecuador), chết khô mới được công bố đã cho thấy sự tàn phá của biến đổi khí hậu tới hòn đảo xinh đẹp.

Những hình ảnh cự đà chết khô trên mỏm đá đảo Galapagos (Ecuador) được ghi lại bởi nhiếp ảnh gia người địa phương Tui De Roy. Ông cho rằng, cái chết của loài sinh vật biển này là kết quả của hiện tượng thời tiết cực đoan El Nino. Các tác phẩm của nhiếp ảnh gia này được coi như minh chứng về tác động của sự nóng lên toàn cầu đối với các sinh vật biển.

Cu da tren dao Galapagos chet kho do bien doi khi hau hinh anh 1
Cự đà chết khô dưới cái nóng của hiện tượng thời tiết cực đoan El Nino. Ảnh: Tui De Roy.

Mail Online đưa tin các nhà khoa học cũng ghi nhận biến đổi khí hậu kéo theo hiện tượng El Nino đang phá hủy nghiêm trọng hệ sinh thái nổi tiếng của quần đảo xinh đẹp Galapagos.

El Nino khiến nước biển nóng lên, nhiệt độ tăng cao kèm nắng gắt, nguồn thức ăn của nhiều loài sinh vật sống ở vùng biển ngoài khơi đảo và các loài bò sát theo đó dần cạn kiệt. Điển hình như loài cự đà Galapagos, chúng chết khô dưới nắng vì đói.

Nhiều loài động vật khác như chim cánh cụt, hải cẩu ở đây đã phải đấu tranh vì thiếu thức ăn. Số lượng loài suy giảm do hạn chế khả năng sinh sản. Nhiều loài chết vì không thích nghi với nhiệt độ nước biển quá cao…

Các nhà khoa học cũng từng tuyên bố những nghiên cứu về việc biến đổi khi hậu đang làm hiện tượng El Nino xảy ra nhanh và rộng. Hiện tượng thời tiết cực đoan này đang ảnh hưởng trực tiếp đến bề mặt của đại dương ở vùng nhiệt đới Thái Bình Dương, trải dài từ Nam Mỹ về phía Australia.

Cu da tren dao Galapagos chet kho do bien doi khi hau hinh anh 2
Biến đổi khí hậu khiến đảo Galapagos từ môi trường sống lý tưởng cho loài sinh vật biển quý hiểm thành nơi khắc nghiệt. Ảnh: Tui De Roy.

”Cự đà biển có môi trường sống đặc biệt. Chúng cần ánh nắng mặt trời ấm áp, vùng biển lạnh để ngâm mình và thức ăn là rong biển”, nhiếp ảnh gia Tui De Roy chia sẻ với Mail Online.

“Khí hậu biến đổi, dòng hải lưu lạnh được thay thế bằng nước nóng, rong biển chết, cự đà không có môi trường sống và thức ăn để sinh tồn. Những sinh vật biển này phải tự thu nhỏ cơ thể bằng 20% chiều dài tổng thể để chống lại nạn đói cho đến khi dòng biển lạnh trở lại. Chỉ cần hiện tượng El Nino kéo dài hơn 3-4 tháng, hàng ngàn con cự đà sẽ chết khô”, Tui De Roy giải thích thêm.

Cự đà ở Galapagos ngày nay có tổ tiên là loài thằn lằn sống trên cạn, trôi dạt từ Nam Mỹ đến Galapagos, thiên đường của loài cự đà với hàng nghìn con đủ kích thước và màu sắc độc đáo.

Quần đảo Galapagos là khu Di sản Thế giới, nằm phía nam của Thái Bình Dương, cách trung tâm Ecuador 1.000 km về phía tây. Nơi đây cũng được mệnh danh là quần đảo đẹp nhất hành tinh với hệ sinh thái biển đa dạng, trong đó có các loài động vật hoang dã quý hiếm.

Phát hiện hang động muối dài nhất thế giới gần Biển Chết Hang Malham gần khu vực Biển Chết đã phá kỷ lục hang muối dài nhất thế giới. Hang động ở Israel này dài 10 km và được dự đoán đã tồn tại khoảng 7.000 năm.

Nguồn: News.zing.vn